Các công ty khởi nghiệp fintech ở Đông Nam Á đang là mục tiêu của các nhà đầu tư

Nhiều quỹ đầu tư đang được rót vào các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ ở Đông Nam Á, trong đó, lĩnh vực công nghệ tài chính - fintech chiếm vị trí trung tâm.

Liên doanh công nghệ ASEAN Fintech Group (AFG) là một trong số đó. Công ty này cho biết đã sẵn sàng để triển khai 20 triệu USD nhằm tăng tốc cho các hoạt động kinh doanh fintech của mình trong 12 tháng tới.

1376878.jpg
Giám đốc điều hành của AFG - ông Lau Kin Wai.

Trong một cuộc phỏng vấn với StarBiz, giám đốc điều hành AFG Lau Kin Wai nói rằng, lĩnh vực fintech ở Đông Nam Á đang ở trong giai đoạn mà có rất nhiều giao dịch dự kiến ​​sẽ được kỹ thuật số hóa.

Ông cho biết, đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự thay đổi thói quen tài chính giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng, dẫn đến sự gia tăng về khối lượng và giá trị của các giao dịch kỹ thuật số trên toàn cầu.

Sự chuyển đổi này đã thúc đẩy toàn bộ chuỗi fintech khi ngày càng có nhiều người tiêu dùng và doanh nghiệp tìm cách giảm tiếp xúc trực tiếp và đẩy nhanh thời gian giao tiếp trong mọi khía cạnh, từ mua hàng tạp hóa đến bảo hiểm xe hơi và các dịch vụ tín dụng.

Theo một báo cáo của United Overseas Bank, PwC Singapore và Hiệp hội FinTech Singapore, nguồn vốn tài trợ cho fintech ở Đông Nam Á đã tăng hơn ba lần trong 9 tháng đầu năm nay so với cả năm 2020, đạt mức kỷ lục 3,5 tỷ USD.

Ông Lau Kin Wai cho biết, AFG đang chỉ tập trung đầu tư vào lĩnh vực fintech vì đây là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình số hóa.

“Fintech rất quan trọng vì nó số hóa dòng tiền và đó là dòng chảy thương mại. Toàn bộ cuộc sống của chúng ta với tư cách là một người tiêu dùng đều xoay quanh tiền bạc và các dòng chảy thương mại. Luôn có các giao dịch diễn ra từng phút. Ví dụ, khi bạn bước vào một quán cà phê là bạn đã sẵn sàng cho một giao dịch”, Lau Kin Wai nói.

Theo một báo cáo của công ty đầu tư nhà nước Singapore Temasek, thanh toán kỹ thuật số có thể tăng gấp đôi, lên 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2025 từ 650 tỷ USD vào năm 2020.

AFG là một chi nhánh của Tập đoàn FatFish được niêm yết tại Úc, tự mô tả mình như một công ty liên doanh Internet, chuyên tập trung vào lĩnh vực fintech và game.

Lau Kin Wai sáng lập AFG vào 2017 cùng với Datuk Larry Ga, người từng là Giám đốc điều hành của Accenture và doanh nhân Douglas Gan.

Hiện tại, AFG cung cấp một bộ các dịch vụ fintech từ thanh toán trực tuyến cho BNPL (Mua-Ngay-Trả-Sau) PaySlowSLow và nền tảng insurtech Fatberry.com cũng như giải pháp thanh toán BetterPayto, những dịch vụ đang phục vụ cho số lượng người dùng Internet ngày càng tăng ở khu vực Đông Nam Á.

Trong 12 tháng tới, Lau cho biết, AFG sẽ tập trung vào các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và họ đã xác định được 5 công ty khởi nghiệp.

Ông nói thêm rằng, AFG đã huy động được 20 triệu USD từ các nhà đầu tư tư nhân và từ FatFish.

Vụ mua bán sáp nhập mới nhất của tập đoàn này được công bố vào tuần trước, nó liên quan đến công ty bảo hiểm Fatberry của FatFish. Công ty này đã mua lại Công ty môi giới bảo hiểm phi nhân thọ MooMoo có trụ sở tại Bangkok với số tiền không được tiết lộ.

Lau mô tả, AFG là một “tập đoàn mạo hiểm thế hệ tiếp theo” cam kết tạo ra giá trị gia tăng bằng cách số hóa dòng tiền và thương mại ở ASEAN.

Theo ông Lau, “tập đoàn mạo hiểm” là một thuật ngữ mới được thông qua gần đây, không chỉ tập trung vào đầu tư vốn mà còn tập trung vào việc xây dựng và phát triển các công ty fintech.

Ông Lau Kin Wai đã sử dụng Rocket Internet có trụ sở tại Đức, được biết đến như một nhà đầu tư mạo hiểm, để đầu tư vào nhiều công ty công nghệ khác nhau như nhà bán lẻ thời trang trực tuyến Zalora và nền tảng bất động sản Agencasa.

AFG có mặt tại Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan. Tập đoàn đang muốn mở rộng sang Philippines và Việt Nam.

Lau không xa lạ gì với bối cảnh của Công ty Malaysia. Ông trước đây từng là giám đốc của Peterlabs Holdings Bhd vào năm 2019.

fintech_117_ozcd.jpeg
Các công ty khởi nghiệp fintech ở Đông Nam Á đang là mục tiêu của các nhà đầu tư.

Trong thời kỳ dotCom, Lau đồng sáng lập công ty công nghệ Viztel Solutions Bhd mà ông đã tung ra đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên Mesdaq Market tại Bursa Malaysia (trung tâm giao dịch chứng khoán Malaysia) vào năm 2005.

Công ty sau đó được Systech Bhd tiếp quản.

Lau cho rằng sự bùng nổ công nghệ hiện nay khác với những năm 2000.

“Vào thời điểm đó, Internet còn mới, chỉ có 2% đến 3% dân số sử dụng Internet. Có những khái niệm và tầm nhìn rằng mọi thứ có thể xảy ra trên Internet. Sự bùng nổ dotCom hoàn toàn dựa trên tầm nhìn đó và hiện tại, chúng ta đang sống trong tầm nhìn đó. Công nghệ là nhu cầu cơ bản đối với mọi người và mọi công ty. Có một câu nói của một nhà đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Hoa Kỳ rằng, mọi công ty sẽ trở thành một công ty fintech”, Lau Kin Wai kết luận.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương