Cách thiết kế giúp chống nóng cho nhà phố

Nhiệt độ mùa hè luôn ở ngưỡng cao, cùng với cái nắng khắc nghiệt luôn mang sự nóng nực, oi bức, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người. Đặc biệt, tại các khu vực đô thị.

Gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp thiết kế chống nóng hiệu quả cho nhà mình.

Xem xét hướng nhà và lựa chọn diện tích tiếp xúc

Khi xây dựng, thiết kế công trình, hướng nhà là yếu tố được xem xét đầu tiên bởi nó có tác động trực tiếp đến khả năng thông thoáng của ngôi nhà. Đề chống nóng hiệu quả, kiến trúc sư dựa vào hướng nhà để tính toán diện tích tiếp xúc với bức xạ mặt trời. Nếu diện tích tiếp xúc với bức xạ mặt trời càng nhỏ và khả năng đón gió tự nhiên càng lớn thì ngôi nhà sẽ có không gian mát mẻ, dễ chịu.

Sử dụng gạch hoa gió để chống nóng cho nhà mặt tiền hướng Tây
Sử dụng gạch hoa gió để chống nóng cho nhà mặt tiền hướng Tây

Bộ ba nguyên tắc thiết kế giúp chống nóng hiệu quả

Theo cộng đồng yêu nhà đẹp, trong kiến trúc, có ba nguyên tắc cơ sở cho các giải pháp thiết kế nhằm hạn chế khả năng bức xạ nhiệt vào không gian trong nhà, đó là: che nắng, chuyển hướng ánh sáng và thông gió. Các nguyên tắc này được ứng dụng thành công với một số phương pháp phổ thông và hiệu quả như sau:

Che nắng với tiêu chí tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, các yếu tố công trình cùng chiến lược che nắng được áp dụng phổ biến là: sử dụng ô văng, mái hắt và tấm chắn dọc. Với cơ chế hoạt động giữ lại nhiệt lượng và ánh sáng chói từ mặt trời, cho phép ánh sáng tán xạ đi vào, đảm bảo khả năng quan sát. Các giải pháp này giúp không gian trong nhà hạn chế được việc hấp thụ bức xạ mặt trời trực tiếp.

Các tấm che nắng có thể che ánh sáng mặt trời trực tiếp cho tường và mái, từ đó giảm tải lượng nhiệt hấp thu và làm mát không gian nhà. Tuy nhiên, lưu ý rằng các tấm che nắng bên trong chỉ có thể chắn chói và phân phối ánh sáng đồng đều nhưng không che được nhiệt hấp thụ mặt trời, không chống nóng hiệu quả.

Chống nóng bằng tấm che bên trong không đem lại hiệu quả triệt để.
Chống nóng bằng tấm che bên trong không đem lại hiệu quả triệt để.

Thiết kế tấm che nắng thông dụng nhất là lắp đặt cố định bên ngoài với các tấm ô văng nằm ngang, có tác dụng hứng ánh sáng mặt trời. Tấm che có tác dụng che chắn cả trong thời điểm mặt trời ở vị trí cao vào mùa hè và cho phép ánh mặt trời vào bên trong khi mặt trời ở vị trí thấp vào mùa đông. Bên cạnh tấm che, ô văng chắn nắng còn có thể chống nóng vào mùa hè nhưng cho phép hấp thu nhiệt giúp làm ấm không gian vào mùa đông.

Một số mẫu thiết kế tấm che nắng thông dụng có thể tham khảo.
Một số mẫu thiết kế tấm che nắng thông dụng có thể tham khảo.
Ô văng có thiết kế dựa trên cơ chế độ cao của mặt trời vào các mùa.
Ô văng có thiết kế dựa trên cơ chế độ cao của mặt trời vào các mùa.

Chuyển hướng ánh sáng để tránh chói và tăng cường sáng cho khu vực cần thiết

Chuyển hướng ánh sáng là giải pháp thiết kế sử dụng các yếu tố công trình để tăng sáng ở những vị trí cần nhiều ánh sáng hơn trong công trình. Chiến lược chuyển hướng ánh sáng có thể bao gồm cả công năng chắn nắng. Các kiến trúc sư thường sử dụng kệ hắt sáng và các vách hướng sáng để giải quyết vấn đề này.

Kệ hắt sáng là thiết bị che nắng cho cửa sổ, giúp khu vực này không bị chói và có thể chuyển hướng ánh sáng lên trên, tăng cường phân phối ánh sáng sâu vào trong phòng. Kệ hắt sáng có đa dạng chất liệu như: gỗ, kim loại, nhựa, thuỷ tinh, sợi hoặc các vật liệu trần cách âm. 

Vách hướng ánh sáng là một dạng biến thể của kệ hắt sáng khi được đặt thẳng đứng. Vách hướng sáng thường được thiết kế ở khu vực giếng trời hay mái vòm nhằm phân bổ lượng ánh sáng tốt hơn và hạn chế độ chói đi vào trong.

Vách hướng sáng đặt ở giếng trời giúp ánh sáng được điều hoà xuống khu vực trong nhà tốt hơn.
Vách hướng sáng đặt ở giếng trời giúp ánh sáng được điều hoà xuống khu vực trong nhà tốt hơn.

Thông gió

Để đạt được thông gió hiệu quả, cửa chính đón gió cần được thiết kế ở đầu hướng gió và cửa thoát gió đặt cuối hướng gió. Hai cửa này không được thiết kế đối diện nhau.

Chiến lược thông gió bằng cửa/cửa sổ.
Chiến lược thông gió bằng cửa/cửa sổ.

 Bên cạnh đó, trong thiết kế không gian nhà phố hiện đại, các công trình thường sử dụng giếng trời với khả năng thông gió rất hiệu quả.

Thông gió bằng giếng trời.
Thông gió bằng giếng trời.
Tạo ra nhiều không gian xanh.
Tạo ra nhiều không gian xanh.

Để giải nhiệt cho nhà phố, các chiến lược xanh như: làm sân vườn ngay trong nhà, trồng cây ở ban công, mái nhà, xây dựng các tiểu cảnh bể cá,... cũng được nhiều gia chủ ưa chuộng. Các chiến lược xanh không chỉ giúp giảm tải lượng nhiệt hấp thụ trong không khí mà còn mang đến không gian sống dễ chịu, hài hoà với tự nhiên. 

Các chiến lược xanh là xu hướng thiết kế được rất nhiều gia chủ quan tâm. 
Các chiến lược xanh là xu hướng thiết kế được rất nhiều gia chủ quan tâm. 

Việt Nam là đất nước có khí hậu nhiệt đới, đặc biệt khu vực miền Trung, miền Nam cận xích đạo nên nhiệt độ nắng nóng quanh năm không chỉ mùa hè. Vì thế, chống nóng là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu mỗi khi thiết kế công trình.

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương