Cận cảnh "giải cứu" nông sản nhờ vào công nghệ JEVA

Việc áp dụng công nghệ JEVA vào việc "giải cứu" nông sản là một giải pháp vô cùng hữu hiệu.

Để "giải cứu" nông sản cho bà con do bị "ùn tắc" không xuất khẩu được vì dịch bệnh, Viện Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng các Hợp chất thiên nhiên, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tiến hành áp dụng Công nghệ cô đặc nước quả tích hợp các quá trình màng JEVA để tạo ra các sản phẩm mới.

Trước đây, nhằm tăng sức cạnh tranh với các đối thủ quốc tế trong xuất khẩu rau quả, nhất là những loại rau quả có đặc tính thời vụ cao, vào những thị trường lớn, nhiều tiềm năng nhưng ở xa, chúng ta phải chuyển hướng vào việc sản xuất các sản phẩm chế biến trong đó có việc sử dụng công nghệ JEVA.

  Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Minh Tân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng các Hợp chất thiên nhiên, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết việc áp dụng công nghệ JEVA phần nào đó giúp doanh nghiệp thu mua các loại hoa quả với chất lượng đa dạng .

Theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Minh Tân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển ứng dụng các Hợp chất thiên nhiên, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết việc áp dụng công nghệ JEVA phần nào đó giúp doanh nghiệp thu mua các loại hoa quả với chất lượng đa dạng .

Mô hình quy trình sử dụng công nghệ JEVA.
Mô hình quy trình sử dụng công nghệ JEVA.
Cận cảnh
Cận cảnh

Công nghệ JEVA cho phép cô đặc nước các loại quả thông qua phương pháp tách nước từ dịch quả thực hiện tại nhiệt độ thấp. Sản phẩm của quy trình là các chai nước quả đã được cô đặc, với độ đường tự nhiên trong các loại quả được đẩy lên độ cô đặc cao (khoảng 700Brix), cho nên giữ được các vi-ta-min, chất khoáng và hương vị tự nhiên của sản phẩm 

Nguyên liệu sẽ được sơ chế trước khi đưa vào thiết bị. 
Nguyên liệu sẽ được sơ chế trước khi đưa vào thiết bị. 
Cận cảnh
Ưu điểm của công nghệ này là hiệu suất bốc hơi cao, tạo ra dòng sản phẩm lớn. Tuy nhiên, nhược điểm là tiêu thụ năng lượng lớn, thay đổi mầu sắc, mất mùi hương tự nhiên và đặc tính dinh dưỡng của sản phẩm do tác dụng nhiệt
Ưu điểm của công nghệ này là hiệu suất bốc hơi cao, tạo ra dòng sản phẩm lớn. Tuy nhiên, nhược điểm là tiêu thụ năng lượng lớn, thay đổi mầu sắc, mất mùi hương tự nhiên và đặc tính dinh dưỡng của sản phẩm do tác dụng nhiệt
Mỗi dây chuyền thiết bị có khả năng chế biến nhiều loại quả khác nhau, cho nên, doanh nghiệp có thể thu mua, chế biến nhiều loại quả để cho nhiều sản phẩm đa dạng.
Mỗi dây chuyền thiết bị có khả năng chế biến nhiều loại quả khác nhau, cho nên, doanh nghiệp có thể thu mua, chế biến nhiều loại quả để cho nhiều sản phẩm đa dạng.

Trong bối cảnh thị trường nông sản Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh, công nghệ JEVA được coi là một giải pháp hữu hiệu để "giải cứu". Trước đây, công nghệ này cũng đã được một số tỉnh áp dụng để rau quả Việt Nam có khả năng xuất khẩu vào những thị trường lớn, nhiều tiềm năng và nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp trồng và chế biến nông sản.

(Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Thanh Mai

Vất vả trắng đêm ở chợ hoa Quảng An

Vất vả trắng đêm ở chợ hoa Quảng An

Những ngày cận Tết, phụ nữ ở chợ hoa thường phải thức gần trọn cả đêm để phục vụ cho Hà Nội làm đẹp Tết, cho đến sát giao thừa.