Chùa Quán Sứ, trung tâm Phật giáo Thủ đô, nơi chuẩn bị đón xá lợi Đức Phật nhân đại lễ Vesak

Chùa Quán Sứ, ngôi cổ tự kiến trúc Bắc Bộ từ thế kỷ 16, sẽ là điểm dừng chân quan trọng rước xá lợi Đức Phật dịp đại lễ Vesak, hòa quyện vẻ đẹp văn hóa ý nghĩa tâm linh.
Chùa Quán Sứ, tọa lạc trên phố cùng tên tại quận Hoàn Kiếm, sẽ là điểm thứ 3 trong hành trình cung nghinh xá lợi Đức Phật nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.
Chùa Quán Sứ, tọa lạc trên phố cùng tên tại quận Hoàn Kiếm, sẽ là điểm thứ 3 trong hành trình cung nghinh xá lợi Đức Phật nhân Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.
Nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, chùa Quán Sứ không chỉ là một di tích lịch sử lâu đời mà còn nổi tiếng với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, đặc biệt là cổng chùa. Với những đường nét chạm trổ tinh xảo và bố cục hài hòa, cổng chùa Quán Sứ được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc cổ kính và đẹp nhất của Hà Nội.
Nằm giữa lòng Thủ đô Hà Nội, chùa Quán Sứ không chỉ là một di tích lịch sử lâu đời mà còn nổi tiếng với vẻ đẹp kiến trúc độc đáo, đặc biệt là cổng chùa. Với những đường nét chạm trổ tinh xảo và bố cục hài hòa, cổng chùa Quán Sứ được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc cổ kính và đẹp nhất của Hà Nội.
Để chuẩn bị cho nghi lễ rước xá lợi Đức Phật sẽ được long trọng tổ chức vào ngày 13/5, chùa Quán Sứ đang trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Hình ảnh nhiều Phật tử tận tâm dọn dẹp từng ngóc ngách, tỉ mỉ trang trí cờ phướn, hoa đèn, cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm của cộng đồng Phật giáo đối với sự kiện tâm linh đặc biệt này.
Để chuẩn bị cho nghi lễ rước xá lợi Đức Phật sẽ được long trọng tổ chức vào ngày 13/5, chùa Quán Sứ đang trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Hình ảnh nhiều Phật tử tận tâm dọn dẹp từng ngóc ngách, tỉ mỉ trang trí cờ phướn, hoa đèn, cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm của cộng đồng Phật giáo đối với sự kiện tâm linh đặc biệt này.
Lễ cung rước Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni (bảo vật quốc gia Ấn Độ) sẽ diễn ra quanh Hồ Hoàn Kiếm Thời gian từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 5 năm 2025 (nhằm ngày 16 đến 19 tháng 4 năm Ất Tỵ).
Lễ cung rước Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni (bảo vật quốc gia Ấn Độ) sẽ diễn ra quanh Hồ Hoàn Kiếm Thời gian từ ngày 13 đến ngày 16 tháng 5 năm 2025 (nhằm ngày 16 đến 19 tháng 4 năm Ất Tỵ).
Hành trình cung rước Xá lợi Phật sẽ bắt đầu từ sân bay Nội Bài, theo lộ trình trang nghiêm qua cầu Nhật Tân, đường Võ Chí Công, đường Đào Tấn, đường Kim Mã, đường Nguyễn Thái Học, đường Lê Duẩn, đường Trần Nhân Tông, đường Trần Bình Trọng, đến Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, trước khi về tôn trí tại chùa Quán Sứ.
Hành trình cung rước Xá lợi Phật sẽ bắt đầu từ sân bay Nội Bài, theo lộ trình trang nghiêm qua cầu Nhật Tân, đường Võ Chí Công, đường Đào Tấn, đường Kim Mã, đường Nguyễn Thái Học, đường Lê Duẩn, đường Trần Nhân Tông, đường Trần Bình Trọng, đến Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, trước khi về tôn trí tại chùa Quán Sứ.
Đoàn rước sẽ bao gồm 02 xe hoa, 10 xe chở chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội và 05 xe dành cho đại biểu, Phật tử. Đặc biệt, lễ rước Xá lợi Phật cầu nguyện quốc thái dân an sẽ diễn ra quanh Hồ Hoàn Kiếm theo lộ trình: Chùa Quán Sứ - Lý Thường Kiệt - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Lý Thường Kiệt - Quán Sứ.
Đoàn rước sẽ bao gồm 02 xe hoa, 10 xe chở chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội và 05 xe dành cho đại biểu, Phật tử. Đặc biệt, lễ rước Xá lợi Phật cầu nguyện quốc thái dân an sẽ diễn ra quanh Hồ Hoàn Kiếm theo lộ trình: Chùa Quán Sứ - Lý Thường Kiệt - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Lý Thường Kiệt - Quán Sứ.
Hình ảnh các Phật tử tự nguyện đến dọn dẹp, trang hoàng khuôn viên càng thêm ý nghĩa. Hành động này không chỉ góp phần tạo nên không gian trang nghiêm, thanh tịnh mà còn thể hiện sự đồng tâm, nhất trí và niềm hoan hỷ của cộng đồng Phật tử trước cơ hội được chiêm bái di vật linh thiêng của Đức Thế Tôn.
Hình ảnh các Phật tử tự nguyện đến dọn dẹp, trang hoàng khuôn viên càng thêm ý nghĩa. Hành động này không chỉ góp phần tạo nên không gian trang nghiêm, thanh tịnh mà còn thể hiện sự đồng tâm, nhất trí và niềm hoan hỷ của cộng đồng Phật tử trước cơ hội được chiêm bái di vật linh thiêng của Đức Thế Tôn.
Theo sách
Theo sách "Hoàng Lê Nhất Thống Chí", vào thế kỷ 16, vua Lê Thế Tông cho dựng một tòa nhà tên Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước đều sùng đạo Phật nên một ngôi chùa đã được dựng lên trong khuôn viên Quán Sứ để tiện hành lễ. Các biến động lịch sử khiến dấu ấn của tòa nhà Quán Sứ dần biến mất nhưng ngôi chùa vẫn còn đó.
Trong hình là gác chuông nằm giữa tam quan với ba tầng mái của chùa. Trên tam quan, du khách có thể nhìn thấy nhiều câu đối bằng chữ quốc ngữ.
Trong hình là gác chuông nằm giữa tam quan với ba tầng mái của chùa. Trên tam quan, du khách có thể nhìn thấy nhiều câu đối bằng chữ quốc ngữ.
Qua tam quan là khoảng sân nhỏ, lát gạch dẫn vào chánh điện.
Qua tam quan là khoảng sân nhỏ, lát gạch dẫn vào chánh điện.
Không gian phía sau chùa Quán Sứ được quy hoạch một cách khoa học và đa năng, không chỉ đáp ứng nhu cầu tu học và sinh hoạt của chư tăng mà còn mở rộng cánh cửa tri thức và văn hóa đến với cộng đồng Phật tử và người dân. Nơi đây bao gồm thư viện phong phú, giảng đường rộng rãi cho các khóa tu và buổi thuyết pháp, khu văn phòng làm việc của Giáo hội, nhà khách trang nhã đón tiếp các phái đoàn và tăng phòng thanh tịnh.
Không gian phía sau chùa Quán Sứ được quy hoạch một cách khoa học và đa năng, không chỉ đáp ứng nhu cầu tu học và sinh hoạt của chư tăng mà còn mở rộng cánh cửa tri thức và văn hóa đến với cộng đồng Phật tử và người dân. Nơi đây bao gồm thư viện phong phú, giảng đường rộng rãi cho các khóa tu và buổi thuyết pháp, khu văn phòng làm việc của Giáo hội, nhà khách trang nhã đón tiếp các phái đoàn và tăng phòng thanh tịnh.
Từ năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, chọn chùa Quán Sứ làm Trụ sở của Trung ương Giáo hội. Từ đó đến nay, chùa trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam và thế giới.
Từ năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập, chọn chùa Quán Sứ làm Trụ sở của Trung ương Giáo hội. Từ đó đến nay, chùa trở thành nơi tổ chức nhiều hoạt động quan trọng của Phật giáo Việt Nam và thế giới.
Gian điện chính của chùa Quán Sứ luôn là điểm hút du khách tới hành hương, bái phật.
Gian điện chính của chùa Quán Sứ luôn là điểm hút du khách tới hành hương, bái phật.
Hình ảnh gian thờ tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Hình ảnh gian thờ tại chùa Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bức tượng sáp của cố trưởng lão hòa thượng Thích Thanh Tứ được đặt tại tầng một. Pho tượng nổi tiếng vì câu chuyện bị kiểm tra hộ chiếu khi đưa về từ Thái Lan vì y như người thật. Theo nhà chùa, tượng sáp được làm đúng vị trí từng nếp nhăn, vết đồi mồi, gân chân, gân tay khiến thời gian từ lúc lên ý tưởng đến khi hoàn thành mất một năm.
Bức tượng sáp của cố trưởng lão hòa thượng Thích Thanh Tứ được đặt tại tầng một. Pho tượng nổi tiếng vì câu chuyện bị kiểm tra hộ chiếu khi đưa về từ Thái Lan vì y như người thật. Theo nhà chùa, tượng sáp được làm đúng vị trí từng nếp nhăn, vết đồi mồi, gân chân, gân tay khiến thời gian từ lúc lên ý tưởng đến khi hoàn thành mất một năm.
Các phật tử đọc kinh sách trên tầng 3 khuôn viên chùa Quán Sứ để chuẩn bị cho sự kiện rước xá lợi Phật sắp tới.
Các phật tử đọc kinh sách trên tầng 3 khuôn viên chùa Quán Sứ để chuẩn bị cho sự kiện rước xá lợi Phật sắp tới.
Chùa nổi bật với lớp mái ngói vảy cá đỏ đặc trưng của đình chùa Bắc Bộ.
Chùa nổi bật với lớp mái ngói vảy cá đỏ đặc trưng của đình chùa Bắc Bộ.
Chùa Quán Sứ, trung tâm Phật giáo Thủ đô, nơi chuẩn bị đón xá lợi Đức Phật nhân đại lễ Vesak
Phóng tầm mắt từ trên cao, mái ngói vảy cá đỏ au của chùa Quán Sứ tựa như một tấm thảm cổ kính, trải dài mềm mại và uyển chuyển, mỗi viên ngói nhỏ nhắn góp phần tạo nên vẻ đẹp đặc trưng, gợi nhớ về những công trình tâm linh truyền thống của miền Bắc.
Phóng tầm mắt từ trên cao, mái ngói vảy cá đỏ au của chùa Quán Sứ tựa như một tấm thảm cổ kính, trải dài mềm mại và uyển chuyển, mỗi viên ngói nhỏ nhắn góp phần tạo nên vẻ đẹp đặc trưng, gợi nhớ về những công trình tâm linh truyền thống của miền Bắc.
Từ đầu phố Quán Sứ đến cuối đường Lý Thường Kiệt, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của lá cờ Phật giáo, tạo nên một dòng chảy thị giác đầy màu sắc và ý nghĩa. Những cánh cờ phấp phới như lời nguyện cầu an lành lan tỏa khắp không gian, đồng thời là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của chùa Quán Sứ cho đại lễ Vesak và sự kiện rước xá lợi Đức Phật sắp tới.
Từ đầu phố Quán Sứ đến cuối đường Lý Thường Kiệt, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của lá cờ Phật giáo, tạo nên một dòng chảy thị giác đầy màu sắc và ý nghĩa. Những cánh cờ phấp phới như lời nguyện cầu an lành lan tỏa khắp không gian, đồng thời là dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự chuẩn bị chu đáo của chùa Quán Sứ cho đại lễ Vesak và sự kiện rước xá lợi Đức Phật sắp tới.

Đoàn rước quy mô lớn này sẽ có sự tham gia của 16 xe hoa của Ban Trị sự GHPGVN Tp Hà Nội, 02 xe hoa của chư Tôn đức cung rước, 01 kiệu hoa tôn trí Xá lợi Phật, cùng với 300 Tăng Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam, 100 Tăng Ni sinh Trường Trung cấp Phật học Hà Nội và khoảng 3000 Phật tử.

Xá lợi Phật sẽ được tôn trí tại Hội trường tầng 1 chùa Quán Sứ và mở cửa tự do cho nhân dân, Phật tử chiêm bái từ 7h00 đến 20h00 các ngày 14, 15 và 16 tháng 5 năm 2025 (tức 17, 18 và 19 tháng 4 năm Ất Tỵ). Đến sáng ngày 17 tháng 5 năm 2025 (20 tháng 4 năm Ất Tỵ), Xá lợi Phật sẽ được di chuyển về chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam.

Đây một sự kiện trọng đại, một nghi lễ linh thiêng chưa từng có: cung rước Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, bảo vật quốc gia đến từ Ấn Độ, quanh Hồ Hoàn Kiếm – trái tim ngàn năm văn hiến của Việt Nam.

Hoàng Toàn

Khẳng định vai trò của nữ giới Phật giáo Việt Nam trong giao lưu và phát triển Phật giáo châu Á

Khẳng định vai trò của nữ giới Phật giáo Việt Nam trong giao lưu và phát triển Phật giáo châu Á

Với 39 tham luận và 9 báo cáo trình bày, hội thảo khoa học về vai trò nữ giới Phật giáo Việt Nam đã đề cập đến nhiều vấn đề thiết thực.