Con số thất nghiệp ở Mỹ tăng vọt 3 triệu người tuần qua
Khi những người dân Mỹ bỗng nhiên thấy mình thất nghiệp chỉ sau một đêm, lượng người thất nghiệp của tuần qua cao gấp bốn lần con số kỷ lục 695.000 ghi nhận trong năm 1982. Tuần trước, số người thất nghiệp đã tăng 33%, từ 211.000 người lên 281.000 người so với một tuần trước đó.
Ngành dịch vụ khách sạn đã mất hơn 1 triệu nhân viên kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, theo Hiệp hội Khách sạn và Nhà nghỉ Mỹ.
Ngành dịch vụ khách sạn đã mất hơn 1 triệu nhân viên kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, theo Hiệp hội Khách sạn và Nhà nghỉ Mỹ.
Vấn nạn thất nghiệp đã trở thành trung tâm chú ý của Thượng viện Mỹ tối 25.3 (giờ Mỹ): gói cứu trợ kinh tế trị giá 2.000 tỉ USD đã rơi vào bế tắc trong nhiều giờ đồng hồ khi một vài nghị sĩ đảng Cộng Hòa cho rằng kế hoạch cung cấp 600 USD/tuần - con số cao hơn lương khi đi làm của một số lao động, sẽ khuyến khích người dân Mỹ không quay trở lại làm việc.
Biến động số lượng đơn xét trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong 20 năm qua, bao gồm 2 giai đoạn xảy ra suy thoái kinh tế. |
Thượng viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ đắt nhất lịch sử và dự kiến trong hôm nay (27/3), Hạ viện cũng sẽ bắt đầu bỏ phiếu. Kế hoạch kích thích kinh tế này sẽ mang lại các khoản hỗ trợ cho người thất nghiệp, bao gồm cả những lao động làm nghề tự do.
Virus corona chủng mới đang khiến thị trường chứng khoán chao đảo, nhiều trường học phải đóng cửa, các hội nghị và sự kiện thể thao lớn phải trì hoãn. Dịch bệnh cũng đang đẩy ngành du lịch vào trạng thái "ngủ đông" và nhiều người lao động đã mất việc.
Gần đây nhất ghi nhận startup bất động sản Compass tại thành phố New York đã sa thải 15% lực lượng lao động, trong khi Air Canada cho biết sẽ cắt giảm 5.100 người thuộc phi hành đoàn - tương đương một nửa nhân lực phi hành đoàn hiện tại của hãng.
Hơn 3 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp do dịch Covid-19. Ảnh: Reuters. |
Theo nhà kinh tế trưởng của Moody's Mark Zandi, hơn 14 triệu người Mỹ làm việc trong năm lĩnh vực sau có nguy cơ mất việc cao nhất khi kinh tế Mỹ bắt đầu chậm lại: khai thác dầu khí, vận tải, dịch vụ tuyển dụng, điều phối du lịch, giải trí và khách sạn.
Các thành phố đang phụ thuộc nhiều vào những ngành nghề này bao gồm Midland ở Texas, Kahului ở Hawaii, thành phố Atlantic ở New Jersey và đặc biệt là Las Vegas của Nevada, theo báo cáo của Brookings.
Tỷ lệ người thất nghiệp tháng của nước Mỹ dự đoán sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Số liệu của tháng Ba sẽ được công bố vào cuối tuần sau.
COVID 19 thổi bay 500.000 triệu phú Mỹ
Theo Dailymail, một nghiên cứu mới đây cho thấy giới siêu giàu cũng đang ở vùng tâm bão tổn thất tài chính vì dịch COVID-19. Tính từ đầu năm đến nay, tổng tài sản của 500 người giàu nhất thế giới đã hao hụt 1.300 tỉ USD.
Jess Beroz, người giàu nhất thế giới, là trường hợp hiếm hoi tăng tài sản được 4 tỉ USD. Những người xếp sau ông đều phải chứng kiến sự tụt dốc về tài sản: Bill Gate mất 18 tỉ USD, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet mất 19,1 tỉ USD, ông chủ hãng đồ xa xỉ LVMH Bernard Arnault bốc hơi 35,2 tỉ USD trong khi tài sản của tỉ phú Mark Zuckerberg giảm 16,6 tỉ USD
Ông chủ của Microsoft, Bill Gates, người giàu thứ hai trên thế giới, (trái) đã chứng kiến khối tài sản 18 tỷ USD của mình bị thổi bay kể từ ngày 24/3/2019 và Mark Zuckerberg (phải) của Facebook đã "vẫy tay tạm biệt" tới 16,6 tỷ USD. |
Dịch COVID-19 đã có tác động mạnh mẽ về kinh tế đến các tầng lớp dân cư tại Mỹ. Nghiên cứu của hãng tư vấn Spectrem Group cho biết, số lượng các gia đình có tài sản ròng từ 1-5 triệu USD ở Mỹ đã rớt xuống mức đáy vào ngày 20/3 vừa qua.
Thời điểm cuối năm 2019, Mỹ có khoảng 11 triệu phú - mức cao nhất trong lịch sử. Nhưng chỉ 3 tháng sau, đã có tới 5000.00 người mất vị trí này. Trong khoảng thời gian này, số lượng hộ gia đình có tài sản trên 25 triệu USD giảm 10%, từ 196.000 xuống còn 178.0000 hộ; số cá nhân có tài sản từ 5-25 triệu USD giảm 5%, từ 1.520.000 xuống còn 1.444.000 người.
Nhà đầu tư người Mỹ Warren Buffet (trái) đã mất 19,1 tỷ USD. Trong số 10 người đứng đầu, ông chủ LVMH, Bernard Arnault (phải) đã gây được tiếng vang lớn nhất, tài sản của ông đã sụt tới 35,2 tỷ USD do dịch bệnh bùng phát ảnh hưởng tới nhu cầu hàng xa xỉ. |
Larry Page (phải), CEO và đồng sáng lập của Alphabet, đã giảm 9,33 tỷ USD. Ông chủ của Amazon, Jeff Bezos (trái) Jess Beroz, người giàu nhất thế giới, là trường hợp hiếm hoi tăng tài sản được 4,52 tỉ USD. |
Tính tới ngày 27/3 (theo giờ Việt Nam), Mỹ đã có thêm 15.452 ca bệnh mới, nâng tổng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này lên 83.163 – nhiều nhất thế giới.
Mỹ cũng đã chứng kiến thêm 182 người thiệt mạng và tới thời điểm này số nạn nhân tử vong vì dịch COVID-19 tại Mỹ đã tăng lên 1.209 người. Trong khi số ca hồi phục là 1.864. Như vậy, Mỹ đã vượt Trung Quốc, nơi khởi phát đại dịch hồi tháng 12/2019, để trở thành quốc gia có nhiều ca mắc bệnh nhất thế giới.
Nguồn: Forbes, Dailymail