Theo một cuộc khảo sát gần đây, có 49% các nhà khoa học nữ báo cáo rằng bản thân họ đã “trải qua ít nhất một tình huống” bị quấy rối. Cuộc khảo sát có sự tham gia của hơn 5.000 nhà nghiên cứu ở 117 quốc, hầu hết làm trong các lĩnh vực bao gồm khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Đặc biệt trong số này có đến gần một nửa trường hợp xảy ra sau khi phong trào #MeToo nổi lên vào năm 2017.
Ngoài ra, có 65% phụ nữ bị ảnh hưởng tiêu cực về sự nghiệp vì quấy rối, nhưng chỉ 1/5 trong số họ báo cáo với tổ chức, cơ quan làm việc.
1/4 số người được hỏi cho biết họ đã từng ở trong tình huống bị gọi bằng những từ ngữ thiếu tôn trọng, khiếm nhã cũng như bị hỏi những câu hỏi xâm phạm và lặp đi lặp lại về đời sống riêng tư hoặc tình dục.
Phần lớn các vụ quấy rối diễn ra khi nạn nhân mới bắt đầu sự nghiệp. Khoảng một nửa cho biết họ đã tránh mặt một số nhân viên tại tổ chức của họ còn 1/5 cho biết họ cảm thấy không an toàn tại nơi làm việc.
Bà Alexandra Palt, thuộc Quỹ L'Oreal (tổ chức thực hiện cuộc khảo sát) cho biết: “Cuộc khảo sát này xác nhận rằng trong lĩnh vực khoa học chưa trải qua đủ cuộc cách mạng, kể từ phong trào #MeToo".
Tổ chức đã hợp tác với UNESCO để hỗ trợ các nhà khoa học nữ, kêu gọi các tổ chức nghiên cứu và học thuật áp dụng các chính sách không khoan nhượng liên quan đến quấy rối và đưa ra các cam kết ngân sách để giải quyết vấn đề.
Biển số ô tô, xe máy sẽ được quản lý theo mã định danh
Bộ Công an đang lấy ý kiến về dự thảo Thông tư quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới, thay thế Thông tư số 58/2020/TT-BCA.