Gia đình ba người tự nấu ăn mỗi ngày được chẩn đoán mắc ung thư, cay đắng nhận ra sai lầm từ thói quen tiết kiệm

Những căn bệnh hiểm nghèo có thể xuất phát từ chính thói quen mỗi ngày.

Nấu ăn tại nhà vẫn có thể mắc ung thư

Việc tự nấu ăn tại nhà không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe mà còn giảm bớt nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với đó, do được chứng kiến toàn bộ quá trình mua thực phẩm cũng như nấu nướng nên chúng ta thường rất yên tâm. 

Tuy nhiên, đôi khi bởi những sơ xuất trong quá trình nấu ăn cũng có thể gây hại cho sức khỏe mà chúng ta không hề hay biết. 

  Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Triệu Quân (35 tuổi, Trung Quốc) vốn có một gia đình hạnh phúc. Nhưng mọi thứ dường như tan vỡ khi chỉ trong vòng 3 năm, lần lượt ba người trong gia đình anh gồm mẹ và vợ chồng anh đều được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Trong đó vợ anh là người mắc bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng nhất.

Sau khi tìm hiểu, bác sĩ tìm ra nguyên nhân khiến cả gia đình Triệu Quân lần lượt mắc ung thư có liên quan đến thói quen hàng ngày nấu ăn mỗi ngày. Bởi gia đình hoàn cảnh không mấy dư dả nên vẫn luôn sống tiết kiệm, thường không bỏ đi bất cứ đồ ăn nào dù đã có dấu hiệu hỏng. Nếu hoa quả hay đồ ăn đã hỏng một phần, gia đình anh cũng thường chỉ bỏ phần hỏng và dùng phần còn lại.

Chính bởi thói quen đó kéo dài nên đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cả gia đình. Cùng với đó, các bác sĩ cũng cảnh báo ung thư dạ dày thường có tính chất gia đình do ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng tương đồng. Một khi đã có thành viên trong gia đình mắc bệnh, các thành viên khác cũng sẽ nằm trong nhóm có nguy cơ cao. Với những người trong gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày cũng cần thường xuyên giám sát, khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe.

Tại sao thực phẩm mốc/hỏng một phần có thể gây ung thư?

Qua việc này, các bác sĩ cũng cảnh báo, khi một phần của thực phẩm đã hỏng nghĩa là toàn bộ thực phẩm này đều đã biến chất và chứa lượng lớn aflatoxin - một loại độc tố vi nấm được sản sinh tự nhiên gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến ung thư gan nếu thường xuyên sử dụng.

Đồng thời, thực phẩm mốc, hỏng có thể chứa một lượng nhất định độc tố cytotoxin có thể gây ngộ độc thực phẩm hoặc các vấn đề khác liên quan đến đường ruột, dạ dày.

Gia đình ba người tự nấu ăn mỗi ngày được chẩn đoán mắc ung thư, cay đắng nhận ra sai lầm từ thói quen tiết kiệm

Ngoài ra, thực phẩm sau khi để qua đêm sẽ khiến hàm lượng nitrite tăng cao, từ đó sản sinh nitrosamine sau khi ăn. Đây là một chất gây ung thư rất mạnh, có thể dẫn đến nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư gan, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày... 

Tuy nhiên, bác sĩ cũng chỉ ra không cần quá lo lắng bởi ăn thực phẩm để qua đêm chỉ gây ung thư khi sử dụng lượng thức ăn lớn trong thời gian liên tục.

 4 biểu hiện sớm của ung thư dạ dày

1. Những cơn đau bụng kéo dài, đặc biệt ở bụng trên

Đây là biểu hiện điển hình và thường gặp nhất của bệnh ung thư dạ dày. Ban đầu chủ yếu chỉ là những cơn đau bụng ngắt quãng, âm ỉ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì cơn đau ngày càng dữ dội và kéo dài hơn.

2. Phân sẫm màu, có lẫn máu

Không ít người vì triệu chứng này mà đến bệnh viện kiểm tra và phát hiện ung thư dạ dày. Bởi khi tế bào ung thư dạ dày phát triển sẽ phá hủy các mạch máu bên trong dẫn đến việc phân sẫm màu và có lẫn máu. Nhưng ở giai đoạn đầu của ung thư dạ dày rất khó để phát hiện, thường bị nhầm sang các bệnh khác như trĩ, ung thư ruột hay các bệnh khác.

Cùng với đó, ung thư dạ dày có thể gây xuất huyết dạ dày dẫn đến tình trạng thiếu máu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu sớm của ung thư dạ dày.

3. Giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn không rõ nguyên nhân

Sự phát triển của các tế bào ung thư ở bệnh nhân ung thư dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thức ăn của cơ thể dẫn tới tình trạng cân nặng của người bệnh cũng giảm đi đáng kể. Nếu bạn đột ngột giảm cân trong thời gian ngắn mà không phải do tập luyện hay thực hiện các chế độ giảm cân, hãy cẩn thận với ung thư dạ dày.

4. Thường xuyên bị nấc cụt

Khi bị ung thư dạ dày, chức năng tiêu hóa của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến đầy bụng. Từ đó có thể kích thích các dây thần kinh cảm giác trên thành dạ dày, truyền thông điệp lên não (trung khu thần kinh gây nấc) và gây ra hiện tượng nấc cụt.Nếu những tình huống trên xảy ra, bạn phải cảnh giác với sự xuất hiện của ung thư dạ dày và tìm cách điều trị kịp thời để có thể chống lại ung thư dạ dày tốt hơn.  

Nguồn: Sohu

Phạm Trang

Mỗi người có 8 công tắc bật “chế độ tuổi thọ cao”, xoa bóp chúng thường xuyên để vừa khỏe lại trẻ lâu

Mỗi người có 8 công tắc bật “chế độ tuổi thọ cao”, xoa bóp chúng thường xuyên để vừa khỏe lại trẻ lâu

Bí quyết để khỏe mạnh hơn, kéo dài tuổi thọ đôi khi nằm ngay trên cơ thể nhưng không phải ai cũng biết tận dụng.