Giá tiêu tăng giảm trái chiều tại Tây Nguyên

Giá tiêu hôm nay 2/6 ghi nhận tăng, giảm trái chiều từ 500-1.000 đồng/kg tại các vùng trọng điểm cả nước. Trên thế giới, giá tiêu tại cảng Cochin (Ấn Độ) tiếp tục tăng 2 Rs/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay (2/6) tăng 1.000 đồng/kg tại Gia Lai lên mức 53.000 đồng/kg. Ngược lại, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu đồng loạt giảm 500 đồng/kg, hiện được thu mua với mức 54.000 đồng/kg. Riêng tại Bình Phước và Đồng Nai giá tiêu đi ngang, lần lượt với mức 55.000 đồng/kg và 54.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu Tây nguyên  và miền Nam hôm nay đã biến động trái chiều từ 500-1.000 đồng/kg, sau khi đồng loạt giảm từ 3.000-6.000 đồng/kg trong phiên trước đó và đang giao dịch quanh mức từ 53.000-55.000 đồng/kg.

Ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam hiện nay là Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Thị trường Mỹ đã mua đủ lượng hàng cho đến tháng 10, có doanh nghiệp đã mua đủ đến tháng 12. 

Với mức giá tiêu hiện nay thương nhân Trung Quốc không mua vào, thậm chí đang bán tiêu trở lại thị trường trong nước, vì giá tiêu bây giờ đang cao hơn so với lúc mua vào, thấy lời nên họ bán ra mà không cần mang về nước.

Thị trường

Giá (đồng/kg)

thay đổi

Bà Rịa – Vũng Tàu

55.000

-500

Đồng Nai

54.000

0

Bình Phước

55.000

0

Đắc Nông (Gia Nghĩa)

54.000

-500

Đắc Lắc

54.000

-500

Gia Lai (Chuse)

53.000

+1.000

 

Ở thị trường thế giới,  giá tiêu tại cảng Cochin  (Ấn Độ) tiếp tục 2 Rs/kg sau khi đi ngang trong 2 phiên gần đây. Theo đó, vào lúc 17h ngày 2/6/2020 là 330 Rs/kg tiêu đã phân loại, chưa phân loại là 310 Rs/kg.   

Ngày

Thị trường

Loại 

Giá (Rs./Kg)

1/6/2020

Cochin

Đã phân

330

1/6/2020

Cochin

Chưa phân

310

Tỷ giá đồng Việt Nam và đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 28/5/2020 đến ngày 3/6/2020 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 307,53 VND/INR, nguồn Cổng Thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Tại Ấn Độ, nhu cầu địa phương đối với gia vị có vẻ đang tăng lên nhờ một báo cáo quảng bá phương pháp ayurvedic (một hệ thống y học Hindu truyền thống có nguồn gốc từ Ấn Độ) để đối phó với dịch COVID-19, theo The Hindu BusinessLine.

Điều này bắt đầu thúc đẩy các bang khác nhau khuyến khích sử dụng hạt tiêu, gừng, đinh hương, quế… cho các công thức ayurvedic để điều trị đại dịch, theo đó dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu về hạt tiêu trong những ngày tới, ông Kishore Shamji của Kishor Spices cho biết.

Thị trường có thể ghi nhận sự biến động về giá một khi nhu cầu công nghiệp tăng. Trong khi đó, nhu cầu đối với các loại tiêu từ vùng biên giới Karnataka đang tăng lên, theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam.

 

PHƯỢNG LÊ

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương