Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản nhất

Mỗi công ty chứng khoán sẽ có một bảng giá riêng nhưng điều giống nhau về số liệu và thông tin.

Tại Việt Nam có 2 trung tâm giao dịch chứng khoán là HOSE (Ho Chi Minh Stock Exchange – Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM) và HNX (Hanoi Stock Exchange – Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội ) và hàng trăm công ty chứng khoán. 

Các thông tin cơ bản trên bảng giá chứng khoán

  • Cột mã chứng khoán: Thể hiện tên viết tắt của các chứng khoán được đăng ký và niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (viết tắt là TTGDCK). Khi rê chuột vào mỗi mã hiệu tên công ty sẽ hiện ra.
  • Cột giá trần: Thể hiện mức giá cao nhất để nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch (mua/bán) chứng khoán, màu hồng tím.
  • Cột giá sàn: Thể hiện mức giá thấp nhất để nhà đầu tư quyết định đặt lệnh mua hoặc bán chứng khoán, màu xanh da trời.
  • Cột giá tham chiếu: Là mức giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước, thể hiện màu vàng. Dựa vào các công thức trên có thể thấy giá tham chiếu chính là cơ sở để tính giá trần và giá sàn của hiện tại.
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản nhất
  • Cột giá khớp lệnh: Cho biết mức giá ứng với khối lượng chứng khoán được giao dịch nhiều nhất.
  • Cột khối lượng khớp: Thể hiện khối lượng chứng khoán được thực hiện tại mức giá khớp lệnh.
  • Cột thay đổi: Mang ý nghĩa thể hiện sự chênh lệch giữa mức giá hiện tại và giá tham chiếu.
  • Cột mua: thường có 6 cột biểu hiện cho 3 mức giá đặt mua cao nhất và khối lượng đặt mua tại mức giá tương ứng.
  • Cột bán: bao gồm 6 cột thể hiện 3 mức giá đặt bán thấp nhất và khối lượng chứng khoán đặt bán tại mức giá đó.

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán tổng thể

Một bảng giá đúng chuẩn đều có những thông tin như hình  trên, để đọc bảng giá chứng khoán đúng cách, chúng ta chia 3 vùng:

  • Vùng trên cùng: Cho biết bảng giá ở sàn nào.Bạn chỉ cần click vào là ta sẽ có danh sách các mã cổ phiếu của sàn đó. Ví dụ bên dưới: Ta thấy Bảng giá HOSE, Bảng giá HNX…, Nhưng chúng ta đang xem là màu cam bảng giá HOSE
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản nhất
  • Vùng phía trên bên trái: Biểu đồ chỉ số diễn biến trong ngàyThể hiện sự biến động giá theo thời gian trong ngày, nhìn ở hình dưới ta thấy giá tham chiếu đầu ngày đường gạch đứt màu vàng là 914.99
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản nhất
  • Vùng bên phía trên bên phải: Bảng tổng hợp chỉ số
Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản nhất

Diễn dịch: (Chúng ta chú ý dòng đầu tiên tức là sàn Vn-Index, các dòng khác tương tự)

Chỉ số VN INDEX hiện tại 910,14 điểm, giảm 4.85 điểm-0,53%. Tương tự với chỉ số VN30-Index, HNX-Index…Trong đó chỉ số Vn-Index là quan trọng nhất.

Khối lượng giao dịch (KLGD):  54.672.385 đơn vị, đó là số cổ phiếu đã mua bán được từ đầu này đến thời điểm ta xem.

Giá trị giao dịch (GTGD) 1.344.872.000.000 VND (gần 1345 tỷ đồng)

Có 94 mã tăng giá, 44 mã đứng giá, 172 mã giảm giá

Đọc bảng giá chứng khoán theo từng cổ phiếu

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán đơn giản nhất
  • CK – mã chứng khoán (Symbol): là mã giao dịch của công ty đã được niêm yết, mỗi công ty có một mã riêng. Ở bảng ta thấy các mã như AAA, AAM, ABT…

Ví dụ: công ty cổ phần sữa Việt Nam có mã là VNM

  • Trần – giá trần – giá tím (Ceil): mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong ngày giao dịch hôm đó.

  • Sàn – giá sàn – giá xanh da trời (Floor): mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong ngày giao dịch hôm đó.

  • TC – giá tham chiếu – giá vàng (Ref): giá đóng cửa của ngày hôm trước. Trần>TC>Sàn. Từ giá tham chiếu có thể tính được giá trần và giá sàn. (Đối với sàn Upcom hơi khác, xem sàn Upcom tại đây)

  • Tại sàn HOSE, giá trần và giá sàn sẽ chênh lệch 7% so với giá tham chiếu

  • Tại sàn HNX, giá trần và giá sàn sẽ chênh lệch 10% so với giá tham chiếu

Cách tính giá trần, giá sàn

Cách tính giá trần

  • TTGDCK Hà Nội: Giá trần = Giá tham chiếu + (10% * Giá tham chiếu)

  • TTGDCK TPHCM: Giá trần = Giá tham chiếu + (7% * Giá tham chiếu)

(Con số 10% là biên độ dao động giá sàn CK Hà Nội, 7% là biên độ dao động giá của sàn CK TPHCM)

Cách tính giá sàn:

  • TTGDCK Hà Nội: Giá sàn = Giá tham chiếu – (10% * Giá tham chiếu)

  • TTGDCK TPHCM: Giá sàn = Giá tham chiếu – (7% * Giá tham chiếu)

Ví dụ, trên sàn HNX mã chứng khoán A có giá tham chiếu là 22.0 (22.000đ/cổ phiếu).

Giá trần = 22.0 + (10% * 22.0) = 24.2

Giá sàn = 22.0 – (10% * 22.0) = 19.8

Như vậy chúng ta chỉ được đặt lệnh giao dịch trong khoảng giá từ 19.800 – 24.200 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, trên bảng giá điện tử còn thể hiện màu đỏ và màu xanh lá. Với các màu sắc như vậy giúp các nhà đầu tư cảm nhận được tình hình thị trường hôm đó như thế nào. Cụ thể:

  • Màu đỏ: giá giảm, nghĩa là: TC>giá>Sàn

  • Màu vàng: giá không tăng không giảm, nghĩa là: giá=TC

  • Màu xanh lá cây: giá tăng, nghĩa là: Trần>giá>TC

  • Xanh da trời:giá giảm kịch sàn, nghĩa là: giá =Sàn

  • Màu tím: giá tăng kịch trần, nghĩa là: giá=Trần

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương