Khẩu trang: Từ sự kỳ thị tới biểu tượng mang nhiều thông điệp

Không chỉ là đồ dùng bảo hộ chống vi khuẩn và ô nhiễm, khẩu trang trở thành biểu tượng của đoàn kết, phản kháng, phân biệt chủng tộc, xu hướng thời trang.

Nếu có một biểu tượng có thể diễn tả được nỗi sợ và sự bối rối, những thông tin trái chiều và nỗi lo lắng từ sự lây lan của loại virus corona chủng mới, thì đó chính là chiếc khẩu trang. Nếu sau này nhìn lại lịch sử, nhìn lại đại dịch từng làm khuynh đảo năm 2020 thì thứ chúng ta nghĩ tới đầu tiên chính là những miếng hình chữ nhật màu xanh hay trắng được dùng để che mũi và mồm này.

Chúng xuất hiện gần như ngay lập tức từ khi ca nhiễm virus SARS-Cov-2 đầu tiên được nhận diện, ban đầu tại châu Á (nơi khẩu trang khá phổ biến), rồi tại châu Âu. Và trong những ngày này, chúng có mặt khắp mọi nơi.

Khẩu trang: Từ sự kỳ thị tới biểu tượng mang nhiều thông điệp

Giờ đây, những tấm ảnh người đeo khẩu trang được minh họa gần như ở tất cả các bài viết về virus, trên các trang nhất và các mạng xã hội. Suy cho cùng, sự lây nhiễm về bản chất là một thứ vô hình: một thực thể nhỏ bé nằm trên bề mặt cứng, lan truyền trong không khí dưới dạng giọt bắn từ những người bị nhiễm. Nó không thể nhìn thấy.

Hơn cả những chai rửa tay khô hay khăn lau khử trùng, chiếc khẩu trang giờ đây trở thành ảnh đại diện cho cuộc chiến chống virus, cho những khát khao giấu kín, khi không biết làm gì hơn và khát khao được làm một điều gì đó để bảo vệ bản thân.

Khẩu trang được tạo ra từ những năm cuối thế kỷ 19.  Trong lịch sử tồn tại của mình, chiếc khẩu trang luôn có nhiều thông điệp hơn bản thân mục đích ban đầu.

Khẩu trang đã mang trong mình biểu tượng của nhiều thông điệp.
Khẩu trang đã mang trong mình biểu tượng của nhiều thông điệp.

Không chỉ đại diện cho sự an toàn và sự bảo vệ từ dịch bệnh và ô nhiễm, khẩu trang còn là biểu tượng của tình đoàn kết, phản kháng, phân biệt chủng tộc, xu hướng thời trang và giờ đây là đại dịch. Theo Christos Lynteris, một nhà nhân chủng học y tế tại Scotland, khẩu trang còn là một dấu hiệu của một sự giao tiếp thầm lặng, một phép biện chứng thú vị và phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh.

Vậy tại sao một “miếng gạc được gắn bởi các sợi dây” này lại mang nhiều ý nghĩa đến như vậy?

Lịch sử của chiếc khẩu trang

Theo bài viết của tác giả John L. Spooner, khẩu trang xuất hiện lần đầu tiên vào giai đoạn cuối cùng của thế kỷ 19, được các bác sĩ dùng như một phương thức bảo vệ trong quá trình phẫu thuật để ngăn vi khuẩn trong không khí xâm nhập vào vết thương hở.

Khẩu trang là đồ dùng thiết yếu trong giới y tế (Ảnh: istock).
Khẩu trang là đồ dùng thiết yếu trong giới y tế (Ảnh: istock).

Sau đó, khẩu trang phổ biến sang Trung Quốc vào năm 1910 để ngăn ngừa sự lây lan  của dịch viêm phổi, và chúng đã trở thành biểu tượng của ngành y tế hiện đại. Những chiếc khẩu trang mang hai chức năng chính: chống vi khuẩn và “biến” con người trở thành những công dân có bộ óc khoa học.

Và 8 năm sau (1918), chiếc khẩu trang trở thành một hiện tượng toàn cầu khi được sử dụng rộng rãi như một đồ bảo hộ chống dịch cúm Tây Ban Nha.

“Bạn có thể thấy hình ảnh chiếc khẩu trang trong các bản vẽ về những cá nhân ăn mặc sành điệu thời đó. Chúng đã dần trở nên phổ biến như một phần của cuộc sống”, Lynteris cho biết.

Tình hình ô nhiễm không khí khiến khẩu trang được dùng rộng rãi như một hình thức bảo vệ sức khỏe (Ảnh: istock).
Tình hình ô nhiễm không khí khiến khẩu trang được dùng rộng rãi như một hình thức bảo vệ sức khỏe (Ảnh: istock).

Và rồi khi đại dịch SARS bùng nổ vào năm 2002, khẩu trang xuất hiện hàng loạt tại Trung Quốc (Hong Kong và đại lục), các nước Đông Á khác và Đông Nam Á. Đối với cộng đồng, khẩu trang là một biểu tượng của sự quan tâm tới xã hội, là tín hiệu của sự nhận thức về sức khỏe cũng như nghĩa vụ công dân. Nó thể hiện tính lịch sự tuyệt đối vì khi đeo khẩu trang sẽ tránh hắt hơi vào người xung quanh.

Đồng thời, khi tình trạng ô nhiễm và chất lượng không khí trở thành những đề tài xuất hiện thường xuyên trong các cuộc đối thoại, khẩu trang có một vai trò mới như một bộ lọc khí trong cuộc khủng hoảng khí hậu ở các đô thị lớn. Và không chỉ ở các quốc gia điểm nóng như Mumbai (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản) hay Mexico mà gần đây hình ảnh khẩu trang còn xuất hiện trong công cuộc dập cháy rừng ở Úc.

Từ thời trang cho tới chính trị

Khi các vật dụng thể hiện bản sắc, thời trang sẽ cảm nhận cơ hội và “nổi lên” để đáp ứng nó. Trong tuần lễ thời trang China Fashion Week tại Trung Quốc năm 2014, những chiếc khẩu trang đã xuất hiện trong bộ sưu tập đồ thể thao của Qiaodan Yin Peng.

Khẩu trang cũng trở thành phụ kiện mang dấu ấn của bộ đôi rapper Ayleo và Mateo Bowles. 
Khẩu trang cũng trở thành phụ kiện mang dấu ấn của bộ đôi rapper Ayleo và Mateo Bowles. 

Chiếc khẩu trang cũng được sử dụng như những cách diễn đạt (hay thử thách) khả năng sáng tạo của rapper Ayleo và Mateo Bowles, và chúng nhanh chóng trở nên những phụ kiện mang tính đặc trưng của bộ đôi này.

Trong vòng 3 năm qua, nhiều thương hiệu thời trang như Off-White, Palm Angels, Bathing Ape và Fendi đã cung cấp nhiều khẩu trang thiết kế. Gucci cũng làm cho Billie Eilish để phối với phong cách “toàn Gucci” của cô tại lễ Grammy như một tuyên ngôn rằng cơ thể cô là của riêng cô và chỉ dành cho đôi mắt cô chiêm ngưỡng.

Chưa đầy một tháng trước, nhiều người mẫu và nghệ sĩ nổi tiếng đã bắt đầu đăng hình selfies với khẩu trang trên mạng xã hội – chủ yếu chụp trên máy bay, đôi khi ở trên phố, như người mẫu Bella Hadid trên máy bay khi rời khỏi Milan (Ý), hay diễn viên Gwyneth Paltrow với chiếc khẩu trang đen trên đường đến Paris (Pháp).

Trong đại dịch Covid-19, khẩu trang cũng trở thành
Trong đại dịch Covid-19, khẩu trang cũng trở thành "phụ kiện" của các nghệ sĩ nổi tiếng như người mẫu Bella Hadid hay nữ diễn viên Gwyneth Paltrow.

Bây giờ, hình ảnh khẩu trang xuất hiện nhiều trên các trang báo, tạp chí. Hầu hết trong số đó chỉ là những mẫu vải đơn giản có dây đeo, được trang trí với hình cún, siêu nhân, cầu vồng… có giá từ 6,99 đô tới khoảng 40 đô la. Chúng trở nên phổ biến đến nỗi tạp chí kỹ thuật số của Ý năm 2019 đã mô tả chúng là một phụ kiện phải có, vì chức năng lẫn phong cách, của thế kỷ 21.

Gần đây hơn, trong các cuộc biểu tình tại Hong Kong (Trung Quốc), những chiếc khẩu trang (đặc biệt khẩu trang đen) đã được đeo như một thông điệp của những người tham gia biểu tình.

Do những chiếc khẩu trang vốn đã gắn liền với nền văn hóa châu Á, nên nhanh chóng chúng trở thành cơn cớ cho sự phân biệt chủng tộc, đặc biệt trong “trò chơi đổ lỗi” về nguồn gốc của virus corona gần đây.

Mâu thuẫn trong quan niệm về sử dụng khẩu trang 

Một phần cũng bởi chúng ta gắn quá nhiều ý nghĩa lên khuôn mặt của loài người và những biểu cảm của nó, nên khi che phủ khuôn mặt, giấu đi những cái trần trụi nhất, gần gũi nhất có thể khiến những người xung quanh ta trở nên khó chịu và xa cách.

Khẩu trang tại show thời trang của Marine Serre ở Pháp (Ảnh: Victor Virgile/Getty Images).
Khẩu trang tại show thời trang của Marine Serre ở Pháp (Ảnh: Victor Virgile/Getty Images).

Nhiều người luôn cho rằng đôi mắt là cửa sổ cho tâm hồn, nhưng miệng cũng quan trọng như một chỉ dẫn cho cảm xúc, đóng vai trò giúp chúng ta biết được cảm nhận của người khác.

“Chiếc khẩu trang tạo ra một rào cản giữa bạn với thế giới. Nó bảo vệ bạn, nhưng cũng đồng thời khiến bạn không thể lại gần người khác”, một nhà thiết kế trẻ người Pháp, Marine Serre chia sẻ.

Trong tuần lễ thời trang Paris Fashion Week cuối tháng 2 vừa qua, Serre đã ra mắt bộ sưu tập khẩu trang của cô khi kết hợp với một công ty sản xuất phụ kiện cho sức khỏe của Thụy Điển, Airinum. Và dù cho cô không khuyến khích những thiết kế của mình dùng cho mục đích bảo vệ chống virus, cô đã nhận ra một sự thay đổi trong việc tiếp nhận.

Trong quá khứ, khẩu trang thường khiến người xem cảm thấy không thoải mái, nhưng giờ đây, Serre cho biết “Mọi người trở nên nhiệt tình hơn với nó. Nhưng tôi cho rằng đó không hẳn là một điều tích cực”.

Việc bán khẩu trang tại ngày lễ ra mắt, như nhiều thương hiệu đã làm, trong giai đoạn khủng hoảng, giống như đang trục lợi. Đó là chưa nói về chuyện khác biệt về giai cấp. Ai có đủ khả năng chi trả cho sự bảo vệ lựa chọn của họ?

Và với những thông điệp y tế về khẩu trang và virus corona chủng mới, thực tế những mẫu thiết kế đó nếu không có tác dụng bảo vệ những người khỏe khỏi virus thì việc quảng cáo khẩu trang giống như một hình thức lan truyền thông tin sai lệch.

Khẩu trang rồi sẽ được nhìn như một sự chăm sóc hay ứng xử của cộng đồng, thay vì mang sự kỳ thị và lo sợ.
Khẩu trang rồi sẽ được nhìn như một sự chăm sóc hay ứng xử của cộng đồng, thay vì mang sự kỳ thị và lo sợ.

Có lẽ cả thế giới rồi sẽ đạt tới một giai đoạn khi mà chiếc khẩu trang được nhìn nhận như một tín hiệu của sự chăm sóc hay một cử chỉ của cộng đồng,  giống như ở châu Á bây giờ - nơi mà đeo một chiếc khẩu trang không phát đi tín hiệu của sự sợ hãi và khác biệt, mà là sự tương đồng của loài người.

Dù sao chăng nữa, chiếc khẩu trang này sẽ tiếp tục được nhắc đến như một phần lịch sử. 

Và chúng sẽ không biến mất cho dù giờ đây, khẩu trang trở nên rất hiếm. Thường những thứ trở nên khan hiếm như vậy sẽ trở nên “vô cùng thèm muốn”. 

TM (theo newyorktimes)

Muôn vàn kiểu thời trang độc lạ mùa dịch Covid-19

Muôn vàn kiểu thời trang độc lạ mùa dịch Covid-19

Để đối phó với dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho bản thân, khá nhiều người nổi tiếng đã áp dụng cách phòng hộ độc lạ.