Khi xảy ra hỏa hoạn có nên trú ẩn trong nhà vệ sinh?

Nhà vệ sinh không phải là nơi an toàn để trú ẩn khi xảy ra hỏa hoạn dễ bị ngạt, nó còn gây khuất tầm nhìn của lực lượng cứu nạn.

Liên quan đến vụ hỏa hoạn tại quán karaoke An Phú (thành phố Thuận An, Bình Dương), lực lượng chức năng vào chiều 7/9 đã phát hiện thêm nhiều thi thể nằm trong nhà vệ sinh ở lầu 3, kế bên phòng VIP 305, nâng tổng số người thiệt mạng lên 33. 

Trao đổi với Zing, một chuyên gia từ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Bộ Công an) việc chạy vào nhà vệ sinh để tránh nạn có thể gây rủi ro rất lớn trong trường hợp đám cháy lớn trong thời gian dài, nạn nhân bị mắc kẹt lại. Lý do là vì không gian nhà vệ sinh thường được xây kín, ít không khí và không có lối thoát. Kể cả khi có quạt thông gió thì lúc xảy ra cháy cũng không có nguồn điện để quạt hoạt động. Chưa kể là khói độc hoặc hơi nóng sẽ lan tới dẫn tới ngạt thở hoặc tổn thương phổi do hít phải luồng khí siêu nóng.

Khi xảy ra hỏa hoạn có nên trú ẩn trong nhà vệ sinh?

Thượng tá Đỗ Anh Quyến, Phó trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), nhận định quán karaoke với thiết kế dạng ống bên trong thường ít lối thoát, vật liệu trang trí dễ cháy nên khi xảy ra cháy, ngọn lửa thường lan nhanh, kéo theo hơi nóng khủng khiếp bị om phía trong.

Chuyên gia cũng nhận định nhà vệ sinh không phải là nơi an toàn để trú ẩn khi xảy ra hỏa hoạn dễ bị ngạt, nó còn gây khuất tầm nhìn của lực lượng cứu nạn.

“Nguyên tắc khi tìm kiếm cứu nạn là không được để sót dù là góc nhỏ nhất. Tuy nhiên, trong vụ hỏa hoạn, tìm thấy nạn nhân sớm được từng giây, từng phút cũng là yếu tố sống còn”, vị này khẳng định và cho biết việc chạy vào nhà vệ sinh khi cháy "không khác gì tự sát".

Thượng tá Quyến cho rằng ưu tiên hàng đầu là hít thở qua khăn thấm nước để lọc bớt khí độc. Người bị nạn nên xác định lối thoát nạn gần nhất để chạy ra khỏi đám cháy. Nếu không còn lối nào hoặc vị trí an toàn, bắt buộc phải băng qua lửa, người mắc kẹt có thể xịt ướt áo, phủ một tấm khăn ướt lên người và bảo vệ cơ quan hô hấp.

Nên trú ẩn tại ban công, tầng thượng hoặc leo sang mái nhà bên cạnh… từ đó ra hiệu cho lực lượng cứu nạn. Đây là những nơi có nguồn không khí thoáng sẽ giúp nạn nhân cầm cự được lâu hơn.

Chuyên gia từ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cũng khuyến cáo mọi hành động cần xử lý nhanh chóng, linh hoạt theo tình hình đám cháy. Mục tiêu cao nhất là tính mạng con người, giảm thiểu thương vong, không vì tiếc tài sản mà cố mang theo.

Thanh Mai

Xét xử vụ cháy chung cư Carina làm 13 người chết

Xét xử vụ cháy chung cư Carina làm 13 người chết

Vụ cháy chung cư Carina xảy ra vào ngày 23/3/2018 đã làm 13 người chết, 60 người bị thương, và thiệt hại ước tính khoảng 4.000 tỉ đồng. Sau hơn 4 năm vụ án mới được đưa ra xét xử.