Bài viết của một cây bút chuyên về mảng giáo dục tại Trung Quốc:
01
Gần đây, có một cư dân mạng ở Trung Quốc đã chụp lại một bức ảnh trong chuyến du lịch của mình. Trong khoang hạng nhất của một chiếc máy bay, vài đứa trẻ đang chăm chú học tập.
Những đứa trẻ có thể ngồi khoang hạng nhất, hiển nhiên gia cảnh không tệ. Thế nhưng, thay vì mải mê chơi điện thoại trong chuyến du lịch, chúng vẫn miệt mài học tập không ngừng.
Chúng ta vẫn thường nghĩ rằng con cái của người giàu không cần học hành vất vả, tương lai của chúng vốn đã rộng mở. Nhưng sự thật về giáo dục là: Người giàu có hơn bạn thì càng coi trọng việc học của con cái họ.
Từng có một cuộc khảo sát cho thấy: Những gia đình mà ông bà, cha mẹ đều là công nhân bình thường hoặc nông dân, phần lớn sẽ không chú trọng đến giáo dục. Thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, khó có cơ hội vươn lên khỏi tầng đáy xã hội.
Ngược lại, những gia đình đã thay đổi số phận nhờ học tập thì lại thấu hiểu tầm quan trọng của tri thức. Họ luôn đầu tư mạnh mẽ cho việc học của thế hệ sau. Những gia đình như vậy thường duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài, đồng thời bảo toàn và gia tăng khối tài sản qua nhiều thế hệ.
Có lẽ đây chính là bí quyết để người giàu truyền lại tài sản của họ: Gói gọn trong ba chữ – nắm giáo dục.
![]() |
Hà Hồng Sân |
Vua sòng bạc Macau (Trung Quốc) Hà Hồng Sân từng phát biểu trong một buổi diễn thuyết tại đại học: "Tôi có thể cho con cái mọi thứ, nhưng thứ duy nhất không thể cho chúng là tri thức. Bởi vì tri thức phải do chính bản thân chúng học hỏi, tìm tòi và nỗ lực hấp thụ".
Vậy nên, ông chỉ đặt ra một yêu cầu duy nhất với các con: Phải học thật tốt.
Con trai của ông, Hà Du Quân, sinh ra trong gia đình hào môn, có thể dễ dàng có được mọi thứ mà không cần cố gắng. Nhưng anh lại học vô cùng chăm chỉ và giỏi giang.
Năm 18 tuổi, anh cùng lúc được Đại học Oxford và Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nhận vào học nhờ thành tích xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp cử nhân, anh tiếp tục trở thành thạc sĩ tài chính trẻ nhất trong lịch sử của MIT. Công ty thể thao điện tử do Hà Du Quân sáng lập đã thành công niêm yết tại Mỹ, giúp giá trị tài sản cá nhân anh tăng vọt.
Người ta vẫn nói: Khởi nghiệp đã khó, giữ gìn cơ nghiệp còn khó hơn. Gia tài mà thế hệ trước để lại, thế hệ sau phải dựa vào đâu để tiếp tục duy trì và phát triển? Với một gia đình, nếu thiếu đi nguồn nhân lực tài năng, thật khó để trường tồn qua nhiều thế hệ.
02
Một số nghiên cứu cho thấy, người giàu đều dốc tiền đầu tư cho thế hệ sau.
Trong khi các gia đình bình thường đang giảm tải áp lực học tập cho con cái, ủng hộ giáo dục vui vẻ, thì người giàu lại âm thầm nỗ lực hết sức. Họ chưa bao giờ theo đuổi kiểu giáo dục "thả tự do".
Nhà văn Lý Tử Hậu sống ở khu vực Châu Giang Tam Giác (một khu vực kinh tế quan trọng ở miền nam Trung Quốc, nằm trong tỉnh Quảng Đông) cho biết, nhiều người có thành kiến rằng khu vực này không coi trọng giáo dục.
Lý do là vì ở đây có rất nhiều doanh nghiệp, ai cũng là ông chủ, tài sản kếch xù, con cái sinh ra đã "ngậm thìa vàng", dù không học hành vẫn có tương lai rộng mở.
Nhưng trên thực tế, những gia đình giàu có ở Châu Giang Tam Giác coi trọng giáo dục con cái hơn rất nhiều so với tưởng tượng của chúng ta.
Càng giàu có, họ càng muốn gửi con vào những ngôi trường tốt nhất, thậm chí không tiếc huy động mọi nguồn lực để đạt được điều đó. Để tạo điều kiện học tập thuận lợi cho con, nhiều gia đình sẵn sàng chi số tiền lớn để mua nhà gần trường học.
Bởi vì, nhiều người thuộc thế hệ doanh nhân tiên phong đã trải nghiệm sâu sắc một điều: Chỉ có tri thức mới giúp gia tộc tiếp tục phát triển bền vững.
![]() |
Cả 6 cô con gái của ông Triệu Tích Thành đều là những nhân tài kiệt xuất trong các lĩnh vực chính trị, học thuật và kinh doanh. Cô con gái Triệu Tiểu Lan thậm chí trở thành Bộ trưởng Giao thông Hoa Kỳ. |
Doanh nhân nổi tiếng người Mỹ gốc Hoa Triệu Tích Thành, từng nói: "Sự nghiệp của tôi có thành công hay không chỉ là một phần, nhưng giáo dục con cái thành công mới là thành công thực sự".
Người ta thường thấy sự giàu có được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhưng đằng sau sự kế thừa tài sản đó, là sự kế thừa của tri thức và phẩm cách.
Nếu để ý, bạn sẽ thấy con cái của những doanh nhân nổi tiếng đều học ở các trường hàng đầu thế giới.
Có câu nói rất hay: "Giáo dục chính là yếu tố quyết định sự phân hóa giàu nghèo". Tri thức không chỉ thay đổi vận mệnh cá nhân mà còn định đoạt tương lai của cả một gia đình.
Nếu một gia đình không coi trọng giáo dục, không có văn hóa và tri thức truyền thừa, thì chẳng khác nào một cái xô bị thủng đáy, dù có bao nhiêu nước cũng không giữ được, cuối cùng chỉ có thể suy tàn.
Một gia đình thiếu đi bầu không khí học thuật, dù giàu có đến đâu cũng khó có thể bảo toàn tài sản lâu dài.
03
Đọc đến đây, có lẽ nhiều người sẽ nói: "Người giàu có tiền, có điều kiện, còn gia đình bình thường thì sao có thể theo kịp?". Nhưng tôi muốn nói với mọi người rằng: Coi trọng giáo dục chưa bao giờ là đặc quyền của người giàu.
Khi người giàu đang dốc toàn lực đầu tư vào giáo dục, nếu các gia đình bình thường vẫn không coi trọng việc học, con cái họ sẽ mãi mãi không thể bước chân vào giới tinh hoa, không thể thay đổi tầng lớp của mình.
Chỉ khi đặt trọng tâm vào giáo dục, một gia đình nghèo mới có cơ hội vươn lên thành gia đình giàu có.
Dù nghèo hay giàu, hãy tạo ra một môi trường gia đình tôn trọng và đề cao tri thức. Hết lòng giáo dục con cái chính là bí quyết giúp một gia đình hưng thịnh lâu dài.
Hoa hậu Việt lấy chồng Trung Quốc, luôn dạy con 3 CHỮ, ai đọc xong đều gật gù: Người lớn cũng rất cần!
Đây là 3 chữ vô cùng quan trọng với trẻ, bạn đã thực hành chưa?