Ngày 9/4, ngay trong lúc các nhà hoạch định chính sách kinh tế thế giới đang dự hội nghị thường niên của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) tại thủ đô Washington, Tổng thống Trump đăng đàn trên Twitter nói: "EU đã lợi dụng Mỹ về thương mại nhiều năm. Điều này sẽ sớm chấm dứt".
Ông Trump tin rằng mình sẽ có khá nhiều món hời với (EU). "Đàm phán với EU rất khó khăn. Họ mặc cả rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có những gì mình muốn từ khu vực này bởi tất cả những gì chúng ta cần làm là đánh thuế xe hơi của họ. Họ sẽ cho chúng ta mọi thứ bởi họ xuất khẩu hàng triệu chiếc Mercedes và BMW sang Mỹ", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Hiện tại Mỹ đã áp thuế đối với nhôm và thép của châu Âu, khiến EU phải đáp trả áp thuế 25% đối với 2,8 tỷ USD sản phẩm của Mỹ vào tháng 6/2018, ngoài ra còn có một cuộc tranh cãi đang diễn ra liên quan đến Airbus và Boeing, nhưng các chuyên gia tin rằng, một cuộc chiến leo thang với châu Âu sẽ gây tổn hại cho Mỹ nhiều hơn so với cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, cựu Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại phiên họp đầu tiên của hội nghị G20 vào ngày 7/7/2017 tại Hamburg, Đức. |
Cả EU và Mỹ đều sẽ bị tổn thất nặng nề. Cho đến này, quan hệ Mỹ-Trung là dòng chảy thương mại song phương lớn nhất trên thế giới", ông FLorian Hense, một nhà kinh tế tại Berenberg cho biết với CNCB.
"Số lượng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thương mại song phương của Mỹ-EU đã vượt qua Mỹ-Trung Quốc vào năm 2018 hơn 70%", ông nói thêm.
Dữ liệu từ Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết, năm 2018, Mỹ đã nhập 683,9 tỷ USD hàng hóa EU và 557,9 tỷ USD từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn vào xuất khẩu, Mỹ đã đưa 574,5 tỷ USD hàng hoá sang châu Âu và chỉ có 179,2 tỷ USD hàng hoá sang Trung Quốc. Những con số này bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ.
"Năm 2018, Mỹ đã xuất khẩu sang EU nhiều hơn 3 lần so với Trung Quốc", theo ông Hense. Ông cũng cho rằng nếu Mỹ leo thang cuộc chiến thương mại với EU, có thể Washington sẽ chịu thiệt hại nặng nề.
Về phần mình, giám đốc thương mại EU, bà Cecilia Malmstrom cho biết, EU không hề muốn áp thuế lên hàng hoá Mỹ, nhưng sẽ làm như vậy nếu Mỹ tấn công trước.
"Quy tắc thương mại quốc tế mà chúng tôi đã phát triển trong nhiều năm nay, có sự liên kết với các đối tác Mỹ, chúng tôi không bao giờ vi phạm nếu không có phản ứng từ Mỹ", bà Cecilia Malmstrom cho biết vào tháng 6/2018.
Ngòi lửa của "cuộc chiến"
Ngòi nổ của cuộc chiến thương mại Mỹ - EU lại bắt đầu từ vụ kiện giữa hai gã khổng lồ trong ngành hàng không Airbus và Boeing lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 14 năm trước, trong đó Mỹ kiện EU vì đã trợ cấp cho Airbus dẫn đến gây thiệt hại nghiêm trọng cho Mỹ.
Năm 2018, WTO đã kết luận các khoản trợ cấp của EU là "bất hợp pháp" và dự kiến sẽ đưa ra phán quyết về mức độ tổn thất do các biện pháp trợ cấp này gây ra vào hè năm 2019.
Tuy nhiên, trong lúc đợi phán quyết cuối cùng của WTO, cùng với tuyên bố của Tổng thống Trump, ngày 9/4 đại diện thương mại Mỹ Lighthizer đã ra thông báo cho biết "đã đến lúc hành động" và công bố việc Mỹ sẽ áp đặt thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 11 tỉ USD từ EU, trong đó bao gồm nhiều mặt hàng như pho mát, bơ, dầu ô liu cho đến xe máy, máy bay trực thăng...
Tổng thống Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trong một cuộc gặp gần đây. Ảnh: AFP |
EU ngay lập tức phản pháo, nói số liệu mà đại diện thương mại Mỹ đưa ra là "thổi phồng quá mức" và EU sẵn sàng chuẩn bị cho các biện pháp trả đũa đối với các hành động của Mỹ.
Các tuyên bố cứng rắn của hai bên làm dấy lên lo ngại về khả năng nổ ra chiến tranh thương mại trong bối cảnh IMF vừa cảnh báo kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2019.
Khoản thuế đánh vào 11 tỉ USD hàng nhập khẩu từ EU dù rất nhỏ nếu so với các biện pháp đáp trả trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc (hai bên áp đặt thuế quan đối với hơn 360 tỉ USD của nhau), nhưng đánh dấu bước "leo thang đáng kể" so với những gì Mỹ và EU đang áp dụng hiện nay (đang là 3,2 tỉ USD).
Kinh tế Mỹ - EU đều đang gặp khó khăn
Vào thời điểm hiện tại, khả năng nổ ra một "cuộc chiến thương mại toàn diện" giữa hai bên là không nhiều mặc dù cả hai bên đều có những tuyên bố cứng rắn và các biện pháp trả đũa lẫn nhau có thể gia tăng trong thời gian tới.
Trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hiện đang bắt đầu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của các nền kinh tế thế giới, thì phải mất một thời gian dài môi trường kinh tế mới có thể ổn định trở lại", theo ông Fred Erixon, giám đốc ECIPE nói với CNBC.
"Cuộc chiến Mỹ-EU có thể sẽ bị chững lại, nếu sự leo thang về thuế quan giữa Mỹ và EU tiếp tục gia tăng, cả 2 nền kinh tế có nguy cơ chậm lại, và hiệu ứng chu kỳ của thuế quan sẽ làm 2 nền kinh tế sụp đổ", ông nói thêm.
Theo một dữ liệu vào tháng 7, khu vực đồng tiền chung châu Âu - khu vực 19 quốc gia thành viên sử dụng đồng Euro, tăng trưởng với tốc độ chỉ 0,2% trong quý II. Mức này đã giảm từ 0,4% trong quý I. Do đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu hiện đang giám sát các chính sách tiền tệ trong khu vực để đưa ra các biện pháp kích thích sau mùa hè.
Tại Mỹ, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ 2,1% trong quý II, thấp hơn 1% so với quý trước, và Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ đã công bố đợt cắt giảm lãi suất lần đầu tiên vào tháng 7 trong hơn 1 thập kỷ qua. Phát biểu tại thượng viện Mỹ tháng 7, Chủ tịch FED Jerome Powell nói rằng các rủi ro thương mại như, căng thẳng thương mại và mối quan tâm về tăng trưởng toàn cầu, đã khiến triển vọng kinh tế suy yếu.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Đức Angela Merkel (giữa) tại Thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức, năm 2017 - Ảnh: Getty Images. |
Các công ty đa quốc gia của Mỹ có nguy cơ tổn thất
Erik Jones, giáo sư kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Johns Hopkins, giải thích rằng mô hình kinh doanh của các công ty đa quốc gia đang gặp nguy hiểm do chiến tranh thương mại tiềm năng của Mỹ với EU.
Phần lớn thương mại Mỹ-EU diễn ra trong các công ty thay vì giữa họ do đó khi bạn áp thuế giữa Mỹ và châu Âu, cuối cùng bạn sẽ tăng giá bán người tiêu dùng và làm phức tạp cách thức hàng hóa được sản xuất vào cả hai nơi, như trong trường hợp Mỹ-Trung, cuối cùng sẽ làm tổn thất lợi nhuận kinh doanh của các công ty đa quốc gia.
"Vì hầu hết các công ty đa quốc gia đều là của người Mỹ, nên nếu có cuộc chiến thương mại với EU, nền kinh tế Mỹ sẽ chịu thiệt hại nặng nề", ông nói thêm.
Theo cơ quan thống kê châu Âu, loại hàng hoá của Mỹ xuất khẩu sang châu Âu nhiều nhất trong năm 2018 là động cơ, máy móc, máy bay và các thiệt bị có liê quan, dược phẩm. Về hàng hoá nhập khẩu, Mỹ đã nhập phần lớn ô tô từ EU, dược phẩm và thiết bị y tế.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và châu Âu sẽ khó khăn hơn cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vì nó sẽ làm suy yếu các công ty đa quốc gia của Mỹ, giảm quy mô thị trường mà các công ty Mỹ có thể tiếp cận và tạo ra động lực cho các công ty Mỹ thoái vốn của họ khỏi nước ngoài.