Bối cảnh vừa nêu cũng báo hiệu những khó khăn sắp tới mà ngành bất động sản phải đối mặt, đặc biệt là bài toán huy động vốn của các doanh nghiệp phát triển địa ốc. Nhà đầu tư thường không sử dụng công cụ xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Liên quan đến vấn đề xếp hạng tín nhiệm trái phiếu doanh nghiệp, TS. Lê Xuân Nghĩa phân tích thêm rằng, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 153, việc xếp hạng các doanh nghiệp chỉ được ghi là “xếp hạng nếu có”. Do đó, ông cho rằng các quy định hiện hành đang coi nhẹ việc xếp hạng tín nhiệm, trong khi đó việc phát hành trái phiếu riêng lẻ thì việc xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp là rất quan trọng, và việc này là phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
ể khai thông dòng vốn cho thị trường bất động sản thì chúng ta cần điều chỉnh ngay những quy định pháp luật về thị trường trái phiếu để tạo niềm tin cho giới đầu tư. Nghị định 153 về phát hành trái phiếu riêng lẻ cần quy định rõ ràng xếp hạng tín nhiệm là điều kiện bắt buộc cho việc phát hành trái phiếu, để các nhà đầu tư có cơ sở thẩm định rủi ro trái phiếu họ đầu tư.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường trái phiếu Việt Nam cần sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư, tổ chức. Bên cạnh ngân hàng, là các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, các hãng bảo hiểm và công ty tài chính.
Đồng thời, Việt Nam cũng cần xây dựng một thị trường với sản phẩm mới đó là chứng khoán hoá các món vay bất động sản của ngân hàng. Việc này sẽ giúp thị trường bất động sản thu hút được những dòng vốn lớn và dài hạn từ những định chế tài chính như hãng bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các tổ chức tài chính quốc tế. Bởi lẽ, nếu thị trường bất động sản tiếp tục dựa lưng vào ngân hàng và thị trường trái phiếu như hiện nay thì có thể sự phát triển của thị trường sẽ tiếp tục gặp những bất ổn.
Bởi theo vị chuyên gia này, nguồn vốn trung và dài hạn của các ngân hàng cũng chỉ bằng vốn trái phiếu của doanh nghiệp hiện nay trên thị trường với mức trên 20%. Để thấy được rằng, thị trường trái phiếu rất quan trọng với bất động sản nói riêng và thị trường nói chung. Do đó, chúng ta phải tìm cách, nhấn mạnh, đẩy nhanh chất lượng xếp hạng tín nhiệm của các doanh nghiệp bất động sản.
Nói thêm về việc khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản trong bối cảnh hiện tại, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết, thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay chỉ chiếm khoảng 12% tổng dư nợ tín dụng của Việt Nam. Do đó, nguồn cung cấp vốn chủ yếu vẫn là các ngân hàng. Vì thế, gánh nặng cung cấp vốn cho nền kinh tế vẫn đè nặng lên vai các ngân hàng trong khi hoạt động tín dụng của các ngân hàng vẫn tiếp tục bị hạn chế.
TS. Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia nhận định, hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp đưa tài sản của mình đi đảm bảo để thế chấp vay vốn. Nhưng thực tế chưa có một công cụ nào để khẳng định, đảm bảo những tài sản thế chấp ấy là đúng với những gì doanh nghiệp nói. Vì vậy, chúng ta không thể quản lý được việc các doanh nghiệp đi đảm bảo tài sản để vay vốn hay phát hành trái phiếu.
Tổng Hợp