Nhà ở kết hợp kinh doanh có thể hiểu nhà ở kết hợp kinh doanh là loại hình nhà mang nhiều chức năng khác nhau.
Ngoài các chức năng cơ bản như sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn ngủ thì còn bao gồm cả chức năng kinh doanh buôn bán, sản xuất, thương mại. xây dựng khá phổ biến trong thời đại nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay.
Loại hình nhà ở này được cải tạo sửa chữa, xây dựng nhiều tại các thành phố lớn tập trung đông dân cư bởi nhu cầu kinh doanh buôn bán cao. Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ sẽ giúp gia chủ tận dụng được triệt để mặt tiền, tầng trệt của ngôi nhà để kinh doanh buôn bán.
Để có thể thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ vừa đảm bảo sinh hoạt vừa có thể mang lại lợi nhuận kinh doanh cao cho gia chủ không phải điều đơn giản, thông qua việc sử dụng các vật liệu hiện đại và đơn giản như: kính cường lực, inox hay gạch ốp trang trí, với những chi tiết mặt tiền ấn tượng cũng tạo nên sự thuận lợi cho kinh doanh.
Đối với nhà phố thương mại, thiết kế kiến trúc phải đảm bảo kinh doanh không ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của cả gia đình. Bên cạnh đó, phải thể hiện được cá tính và gu thẩm mỹ của gia chủ thông qua các phối cảnh thiết kế ngôi nhà.
Những ngôi nhà ở kết hợp với kinh doanh và văn phòng cho thuê thường được thiết kế theo phong cách tối giản nhưng vẫn hiện đại.
Để không gian nhà ở kết hợp với kinh doanh và văn phòng cho thuê được thông thoáng và tiết kiệm diện tích dành cho cầu thang hành lang, thì lựa chọn giải pháp nhà lệch tầng, hay không gian đối xứng được ngăn cách bằng cầu thang vừa tạo sự thông thoáng trong không gian đồng thời gây ấn tượng và làm điểm nhấn cho ngôi nhà.
Yếu tố an toàn, an ninh trật tự phải được đặt lên hàng đầu khi xây dựng mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Bởi vì, với mô hình này bạn không thể đóng cửa nhà suốt ngày, đồng thời có khách hàng ra vào thường xuyên nên dễ tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng.
Sự riêng tư cũng là một yếu tố quan trọng cần lưu ý khi xây dựng nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ. Vì hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra có thể ảnh hưởng đến không gian sinh hoạt của gia đình, vì vậy hãy xây dựng các vật chắn như cửa kính, tường hay bình phong để ngăn cách.
Đồng thời, hãy xây dựng riêng nhà vệ sinh dành cho khách nếu bạn kinh doanh quán ăn, quán nước để tạo sự tiện lợi cho cả khách hàng và những thành viên trong gia đình.
Diện mạo của ngôi nhà chính là một trong những yếu tố giúp thu hút khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mới. Khu vực kinh doanh không nhất thiết phải lộng lẫy, nhưng cần đảm bảo tươm tất và sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp ngay ngắn, có trật tự.
Với mỗi loại hình kinh doanh đều có đặc thù cũng như hình thức thiết kế nội ngoại thất khác nhau. Nếu thiết kế không hợp lý, phù hợp với mục đích kinh doanh sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh