Ứng dụng đánh giá chỉ số văn minh của Trung Quốc hoạt động như thế nào?

Ứng dụng này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhiều người không hài lòng với việc thu thập quá nhiều dữ liệu cá nhân.

Chính quyền Tô Châu, Trung Quốc đang triển khai thử nghiệm một ứng dụng tên Suzhou Civility Code để đánh giá và xếp hạng mức độ văn minh của công dân thành phố thể hiện qua việc tuân thủ luật pháp, tham gia hoạt động xã hội, phân loại rác và có hành vi đúng mực. 

Ứng dụng sẽ theo dõi quá trình tham gia giao thông của người dùng, mỗi người có 1000 điểm xuất phát, mỗi lượt vi phạm sẽ bị trừ 50 điểm. Còn những hành động tốt sẽ được cộng điểm. Một số người không có khả năng trả nợ, chậm thanh toán điện ước, lan truyền tin giả... sẽ bị trừ điểm tương tự như phạm luật giao thông.

  Giao diện ứng dụng Suzhou Civility Code. Ảnh: Suzhou Police.

Giao diện ứng dụng Suzhou Civility Code. Ảnh: Suzhou Police.

Trước đó, Trung Quốc từng triển khai hệ thống chấm điểm công dân ở một số thành phố lớn. Năm ngoái, Nam Kinh đã bắt đầu thực hiện hạ mức tín nhiệm xã hội với những công dân vi phạm giao thông thường xuyên. Tuy nhiên chỉ khác là những người vi phạm pháp luật nghiêm trọng sẽ bị dán nhãn "không đáng tin cậy".

Các quan chức Tô Châu nhấn mạnh rằng việc tham gia ứng dụng Suzhou Civility Code là hoàn toàn tự nguyện. Mặc dù vậy kế hoạch này vẫn vấp phải nhiều nghi ngại và chỉ trích. Một số người khác lại ủng hộ sử dụng ứng dụng vì có thể kiềm chế các hành vi ảnh hưởng xấu đến xã hội. 

Các quan chức chính quyền Tô Châu cho biết giai đoạn thử nghiệm của dự án Suzhou Civility Code đã kết thúc và những người phụ trách dự án sẽ cải tiến công nghệ trước khi tiến hành một thử nghiệm khác. Đồng thời khẳng định kết quả này không ảnh hưởng đến việc làm, ghi danh vào trường hay hộ khẩu. Với ai vi phạm an toàn giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành.

Những người có điểm số cao có thể được hưởng các đặc quyền như giảm giá khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng, được tặng vé xem phim, cốc và khăn tắm miễn phí.

Thực tế ý tưởng này đã có từ năm 2014 để nhằm xây dựng cơ chế giúp đưa ra các hình phạt và phần thưởng tùy theo hành vi của từng công dân. Năm nay, hệ thống này đã được triển khai rộng rãi. 

Tuy nhiên vì dịch bệnh nên có một số vấn đề phát sinh, trong đó có việc kiểm soát đi lại. Các quan chức đã đưa ra giải pháp là mã y tế QR, trong đó có mã QR gắn màu để chỉ ra khả năng tiếp xúc của một người với virus Corona. Bất kỳ ai bị thuật toán gán mã màu vàng hoặc mã đỏ đều phải ở nhà. Trong khi những người có mã xanh có thể đi lại tự do.

Tô Châu không phải là thành phố duy nhất của Trung Quốc đang cố gắng mở rộng việc sử dụng các mã y tế để ngăn chặn đại dịch. Gần đây, công dân thành phố Thượng Hải đã bắt đầu sử dụng mã y tế thay thế số định danh cá nhân.

Thanh Mai

Trung Quốc ra mắt vaccine Covid-19 tại hội chợ

Trung Quốc ra mắt vaccine Covid-19 tại hội chợ

Loại vaccine Covid-19 được Trung Quốc đưa ra đã thu hút nhiều khách tham quan khi hội chợ mở cửa ngày 7/9.