Đại dịch COVID-19 ngày càng tồi tệ, chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống

Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm điểm trong phiên giao dịch hôm 19/11, khi số ca nhiễm COVID-19 mới gia tăng gây nghi ngờ về sự phục hồi kinh tế.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 200 điểm trong phiên. Trong khi đó, chỉ số S&P 500 giảm 0,7% và Nasdaq 100 giảm 0,3%.

Trong những ngày gần đây, thị trường phục hồi chậm lại vì lo ngại đại dịch tồi tề hơn, đồng thời làm lu mờ sự lạc quan đối với một loại vaccine khả thi.

Theo phân tích của CNBC về dữ liệu của John Hopkins, tỷ lệ nhiễm COVID-19 mới trung bình trong 7 ngày của Hoa Kỳ hiện là 161.165 ca, cao hơn 26% so với một tuần trước. 

Nhiều bang đã lùi lại kế hoạch mở cửa trở lại và thực hiện các biện pháp hạn chế mới để hạn chế sự lây lan.

Lo ngại về khả năng phục hồi kinh tế, chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống. Ảnh: Internet
Lo ngại về khả năng phục hồi kinh tế, chứng khoán Mỹ tiếp tục đi xuống. Ảnh: Internet

Hôm 19/11, thống đốc California, Gavin Newsom, đã ban hành “Lệnh ở nhà có giới hạn” đối với đa số cư dân của tiểu bang, yêu cầu chấm dứt công việc không cần thiết và các cuộc tụ tập từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng.

Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyên người Mỹ không nên đi du lịch trong Lễ tạ ơn.

“Thị trường đang xáo trộn một chút khi các nhà đầu tư tiêu hóa mức tăng gần đây cao hơn, vật lộn với sự suy giảm vì COVID-19”, Tony Dwyer, chiến lược gia thị trường chính của Canaccord Genuity, cho biết trong một ghi chú.

Cũng vào hôm 19/11, Tổng thống đắc cử Joe Biden cho biết, ông sẽ không ra lệnh đóng cửa toàn quốc khi đất nước đang bước vào một kỳ nghỉ lễ khó khăn. Ông gọi biện pháp này là “phản tác dụng”.

Trong khi đó, tâm lý thị trường trở nên tốt hơn một chút, sau khi có dấu hiệu cho thấy các nhà lập pháp sẽ tiếp tục đàm phán về dự luật cứu trợ COVID-19 mới, trong bối cảnh đại dịch đang tồi tệ hơn. 

Thượng nghị sĩ Chuck Schumer cho biết, lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell đã đồng ý khởi động lại các cuộc đàm phán.

Bộ Tài chính đang tìm cách chấm dứt một số cơ sở cho vay khẩn cấp của Cục Dự trữ Liên bang hết hạn vào cuối năm 2020.

Việc này thu hút sự phản đối từ ngân hàng trung ương vì các chương trình này được cho rằng sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế dễ bị tổn thương.

Tuy nhiên, một số người ở Phố Wall tin rằng, thị trường cuối cùng sẽ được hưởng một đợt phục hồi bền vững sau những bất ổn ngắn hạn, khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau suy thoái.

NHẬT SANG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương