Khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng về thịt heo trong tương lai gần?

Nhiều chủ trang trại chăn nuôi heo ở khu vực miền Đông Nam Bộ dự báo, rất dễ xảy ra một cuộc khủng hoảng về thị heo trong thời gian sắp tới nếu như ngành chăn nuôi heo và các doanh nghiệp không có đối sách phù hợp.

Những ngày vừa qua, tại chợ đầu mối Hóc Môn, thương lái nhập vào giá heo hơi 71.000 đồng/kg, nhưng ngày 3/3 giá tăng lên 75.000 đồng/kg. Tại Đồng Nai, Bình Dương, Trà Vinh, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, chỉ cách 4 ngày giá heo hơi tăng từ 5.000-6.000 đồng/kg, giá bán bình quân trên 75.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá heo tại các tỉnh miền Bắc vẫn đang trên đà đi lên và chưa có dấu hiệu chững lại. Tại Hưng Yên, địa phương đang giữ mức đỉnh giá, đàn heo tại chuồng được thương lái trả từ 88.000 - 90.000 đồng/kg. Các tỉnh khác gồm Phú Thọ, Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định đang dao động trong khoảng 85.000-88.000 đồng/kg, tăng sốc từ 10.000-14.000 đồng/kg.

Nguồn cung giảm, nhu cầu sử dụng thịt heo có dấu hiệu tăng là nguyên nhân chính khiến giá heo hơi liên tục tăng trong nhiều ngày qua
Nguồn cung giảm, nhu cầu sử dụng thịt heo có dấu hiệu tăng là nguyên nhân chính khiến giá heo hơi liên tục tăng trong nhiều ngày qua

Nguyên nhân giá heo hơi nhảy vọt được các giới chăn nuôi heo cho biết, nguồn cung giảm, nhu cầu sử dụng thịt heo có dấu hiệu tăng, nguồn thịt heo nhập khẩu giảm và không ngoài hiện tượng “gom” heo để chuẩn bị xuất đi Trung Quốc.

Từ thực tế của thị trường, nhiều chủ trang trại chăn nuôi heo ở khu vực miền Đông Nam bộ dự báo, rất dễ xảy ra một cuộc khủng hoảng về thị heo trong thời gian sắp tới nếu như ngành chăn nuôi heo và các doanh nghiệp không có đối sách phù hợp.

Ông Lê Xuân Huy - Phó tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P. Việt Nam) cho biết, trong mấy ngày qua thương lái ở khu vực miền Bắc tăng mạnh thu mua và C.P. Việt Nam xuất bán số lượng heo tăng lên. Sau Tết Canh Tý, C.P. Việt Nam xuất bán mỗi ngày bình quân 17.000 con heo, mấy ngày qua C.P. xuất bán tăng lên tối đa gần 70% so với trước nhằm góp phần bình ổn thị trường theo chủ trương của nhà nước, nhưng việc tăng số lượng bán trong thời điểm này chỉ là giải pháp tình thế và cũng sẽ không kéo dài được lâu, vì một mình C.P. không thể làm được việc này.

Như vậy, nguồn cung thịt heo cho thị trường sắp tới giảm là thấy rõ, bởi dịch tả heo Châu Phi đã làm cho tổng đàn heo cả nước giảm mạnh, trong khi dịch tả heo Châu Phi đã được khống chế ở nhiều địa phương, tuy nhiên việc tái đàn diễn ra rất chậm vì người chăn nuôi còn lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại.

Cùng với nguồn cung giảm, sắp tới nhu cầu tiêu thụ thịt heo sẽ tăng khi học sinh đi học trở lại và nhiều bếp ăn tập thể của doanh nghiệp, công sở hoạt động trở lại, cùng với dịch cúm Covid- 19 khiến cho lượng thịt heo nhập khẩu giảm được dự báo có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng thiếu thịt heo trên thị trường không xa.

Giữa tháng 2/2020, nhiều DN chăn nuôi lớn đồng hành với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hạ giá heo hơi xuống mức 75.000 đồng/ kg ( giá thị trường trên 85.000 đồng/kg), việc giảm giá này không tác dụng điều tiết giá cả đối với thị trường. Cụ thể, các thương lái cho biết, giá heo hơi gần đây giảm mạnh là do nhu cầu sử dụng giảm. Tuy nhiên, khi nhu cầu của thị trường tăng lên, giá heo hơi tăng mạnh, sự tăng giá  không bởi các DN lớn “ giảm giá). Chưa hết, việc giảm giá heo hơi hiện nay của một số DN lớn đã tạo ra tình trạng đầu cơ, gây bất ổn thị trường.

BẢNG GIÁ HEO HƠI NGÀY 5/3/2020

Tỉnh/thành

Khoảng giá (đồng/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đồng/kg

Hà Nội

85.000-87.000

+2.000

Hải Dương

78.000-80.000

Giữ nguyên

Thái Bình

80.000-82.000

Giữ nguyên

 Bắc Ninh

76.000-78.000

Giữ nguyên

Hà Nam

86.000-88.000

+2.000

Hưng Yên

88.000-90.000

Giữ nguyên

Nam Định

86.000-88.000

+2.000

Ninh Bình

78.000-79.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

77.000-78.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

78.000-80.000

Giữ nguyên

Lào Cai

84.000-85.000

Giữ nguyên

Tuyên Quang

75.000-76.000

Giữ nguyên

Cao Bằng

77.000-78.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

75.000-76.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

84.000-86.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

75.000-76.000

Giữ nguyên

Bắc Giang

78.000-80.000

+2.000

Vĩnh Phúc

84.000-85.000

+1.000

Lạng Sơn

78.000-80.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

75.000-76.000

Giữ nguyên

Sơn La

77.000-78.000

GIữ nguyên

Lai Châu

76.000-77.000

Giữ nguyên

Thanh Hóa

79.000-80.000

Giữ nguyên

Nghệ An

79.000-80.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

79.000-80.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

79.000-80.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

79.000-80.000

Giữ nguyên

TT-Huế

79.000-80.000

Giữ nguyên

Quảng Nam

70.000-71.000

Giữ nguyên

Quảng Ngãi

82.000-83.000

Giữ nguyên

Bình Định

70.000-71.000

Giữ nguyên

Phú Yên

77.000-78.000

+1.000

Khánh Hòa

79.000-80.000

Giữ nguyên

Bình Thuận

71.000-72.000

Giữ nguyên

Đắk Lắk

71.000-72.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

79.000-80.000

Giữ nguyên

Lâm Đồng

78.000-80.000

Giữ nguyên

Gia Lai

77.000-78.000

Giữ nguyên

Đồng Nai

75.000-76.000

Giữ nguyên

TP.HCM

72.000-73.000

Giữ nguyên

Bình Dương

71.000-72.000

+1.000

Bình Phước

71.000-72.000

+1.000

BR-VT

71.00-72.000

+1.000

Long An

78.000-80.000

Giữ nguyên

Tiền Giang

72.000-73.000

+1.000

Bạc Liêu 

69.000-70.000

Giữ nguyên

Bến Tre

78.000-80.000

Giữ nguyên

Trà Vinh

74.000-75.000

+1.000

Cần Thơ

72.000-73.000

Giữ nguyên

Hậu Giang

76.000-77.000

Giữ nguyên

Cà Mau

78.000-80.000

Giữ nguyên

Vĩnh Long

72.000-75.000

Giữ nguyên

An Giang

74.000-75.000

+3.000

Kiêng Giang

69.000-70.000

Giữ nguyên

Sóc Trăng

72.000-75.000

Giữ nguyên

Đồng Tháp

72.000-74.000

+2.000

Tây Ninh

71.000-72.000

+1.000

PHƯỢNG LÊ

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương