Những gương mặt “đóng đinh” với nghệ thuật truyền thống
Hơn 30 nghệ sĩ, nghệ nhân Việt Nam, trong đó 17 người thuộc đoàn của Viện Nghiên cứu bảo tồnTvà phát huy văn hóa dân tộc, do NSND Lệ Ngọc, Phó Viện trưởng làm trưởng đoàn tham gia Tuần Văn hoá di sản phi vật thể Trung Quốc - ASEAN lần thứ 2 tại TP Nam Ninh (Trung Quốc) với lịch diễn, giới thiệu di sản, giao lưu dày đặc.
Sự kiện được tổ chức đúng dịp nghỉ lễ của Trung Quốc nên đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả tại các địa điểm tổ chức.
Nếu như Nhà hát Tuồng Việt Nam (24 người) tham dự sự kiện với 3 trích đoạn (Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Ông già cõng vợ trẻ đi xem hội, Châu sáng qua sông) và vở tuồng Thoại Khanh Châu Tuấn thì đoàn của Viện được xem là “hợp chủng quốc” khi quy tụ những giọng ca tài năng đến từ nhiều đoàn nghệ thuật trong và ngoài công lập. Đó là NSND Kiều Oanh, người nổi danh với hàng loạt vai diễn trên sân khấu ca kịch Huế bởi kỹ năng ca hát điêu luyện; khả năng biểu cảm tâm lý, tính cách nhân vật đa dạng, có chiều sâu.
NSƯT Hoàng Tùng và NSƯT Thu Trang biểu diễn tại Tuần Văn hóa di sản phi vật thể Trung Quốc-ASEAN lần thứ 2 |
NSƯT Hoàng Tùng, gương mặt thân quen của cải lương phía Bắc với giọng ca ngọt ngào, tỏa sáng; gương mặt biểu cảm, thể hiện tính cách nhân vật qua từng ánh mắt, cử chỉ.
NSƯT Thu Trang, người coi cải lương là lẽ sống. Giọng hát ngọt ngào, sắc nét; diễn xuất điêu luyện, Thu Trang đã định vị thương hiệu của mình trên sân khấu cải lương bằng những vai diễn cá tính.
NSƯT Lưu Thành Vinh, gương mặt gạo cội của sân khấu truyền thống với những vai chính diện sắc ngọt cùng giọng hát làm say đắm lòng người trên sân khấu ca kịch miền Trung.
Nghệ sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát Xẩm Hà Thị Cầu. Chị đã thành lập nhóm Xẩm Hà Thành, một trong những nhóm xẩm hiếm của việt Nam còn biểu diễn nghệ thuật hát Xgiới ẩm và các làn điệu dân tộc.
Nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa và Hữu Duy biểu diễn tiết mục Xẩm thập âm "Ngãi mẹ sinh thành" |
Nghệ sĩ Vân Dung và nghệ sĩ Hữu Duy đến từ Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh là những liền anh, liền chị lịch lãm với giọng ca chuẩn Quan họ: vang- rền- nền- nảy cùng diễn xuất tinh tế. Nghệ sĩ Hữu Duy còn được biết đến là “thầy giáo 8X đam mê Quan họ”, tham gia giảng dạy cho những người yêu quan họ tại các CLB, các trường học…
Nghệ sĩ Hữu Duy và Vân Dung biểu diễn tiết mục Quan họ "Đêm qua nhớ bạn" |
Tại Tuần Văn hóa di sản phi vật thể Trung Quốc - ASEAN lần thứ 2, các nghệ sĩ không chỉ biểu diễn trên sân khấu ngoài trời (biểu diễn đường phố), biểu diễn trong nhà hát “so tài” cùng các đoàn nghệ thuật trong khối ASEAN mà còn tham gia chia sẻ giới thiệu nghệ thuật, kinh nghiệm diễn xuất và biểu diễn minh họa phục vụ việc ghi hình cho mục đích tìm hiểu di sản và đưa di sản văn hóa phi vật thể vào học đường tại Trung Quốc.
Văn hóa di sản phi vật thể của Việt Nam tiếp cận học đường Trung Quốc
Tại Tuần Văn hóa di sản phim vật thể Trung Quốc -ASEAN lần thứ 2, các nghệ sĩ Hoàng Tùng, Thu Trang, Hữu Duy, Mai Tuyết Hoa, Lưu Thành Vinh đã có 2 buổi chia sẻ kiến thức, giới thiệu các di sản phi vật thể của nhân loại và cấp quốc gia của Việt Nam như: Đờn ca tài tử, Quan họ Bắc Ninh, Xẩm, Dân ca Nam bộ, Dân ca ví giặm… Riêng nghệ thuật Tuồng, trước các đêm diễn, các nghệ sĩ có 60 phút giao lưu cùng khán giả. Các buổi chia sẻ kinh nghiệm đều được phía bạn ghi hình làm tư liệu để giới thiệu trong học đường và được các em học sinh tham gia tại sự kiện bày tỏ sự hứng thú khi được trải nghiệm những kiến thức nghe được qua những bài diễn minh họa của các nghệ sĩ nổi tiếng đến từ Việt Nam.
NSƯT Hoàng Tùng-NSƯT thu Trang biểu diễn minh họa cho bài giới thiệu về nghệ thuật cải lương |
NSUT Thu Trang và nghệ sĩ Quan họ Vân Dung |
Các nghệ sĩ, nghệ nhân chụp ảnh lưu niệm sau khi giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm liên quan các loại hình nghệ thuật, nghề là di sản phi vật thể của nhan loại, di sản phi vật thể quốc gia |
Cùng với các nghệ sĩ, các nghệ nhân Việt Nam tham gia sự kiện cũng gây ấn tượng khi trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại khu vực triển lãm ngoài trời và các buổi chia sẻ giới thiệu nghệ sĩ làm mây tre đan và làm tò he cho học sinh Trung Quốc.
Có mặt tại tất cả các chương trình biểu diễn, giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm bảo tồn văn hóa phi vật thể của đoàn Việt Nam, ông Fang Ning, Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân tộc tỉnh Quảng Tây đánh giá cao sự đóng góp của đoàn Việt Nam tại sự kiện. Tại tiệc chiêu đãi đoàn, Viện trưởng Fang Ning đến bắt tay từng nghệ sĩ, nghệ nhân, đánh giá từng tiết mục của mọi người đã biểu diễn. Với NSƯT Hoàng Tùng, ông chú ý những động tác diễn xuất chuẩn xác của anh trên sân khấu khi biểu diễn cùng NSƯT Thu Trang bài đờn ca tài tử Tô Huệ Chức Cảm Hồi Văn. Khi nghe NSƯT Hoàng Tùng chia sẻ anh được đào tạo bài bản về diễn xuất và trưởng thành trong môi trường nghệ thuật chuyên nghiệp, ông rất vui vì những phát hiện của mình. Với NSƯT Lưu Thành Vinh, ông Fang Ning cho biết ở Trung Quốc phong phú, đa dạng về dân ca, dân vũ. Bài biểu diễn của Lưu Thành Vinh trên sân khấu sự kiện (Hồn quê xứ Nghệ) đã cho khán giả Trung Quốc, đặc biệt là các em học sinh biết về loại hình di sản phi vật thể của Việt Nam đã được ghi nhận là di sản phi vật thể của nhân loại.
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh và nghệ nhân làm Tò he Đăng Văn Tiên giới thiệu các sản phẩm cho khách tham quan tại sự kiện |
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh giới thiệu nghề đan mây tre |
Với nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, ông Fang Ning lắng nghe những chia sẻ của chị về nghệ thuật hát Xẩm. Những đánh giá của ông về tiết mục biểu diễn của nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa thể hiện rõ ông đã có những nghiên cứu và hiểu biết về loại hình này. Ông mong muốn nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa tiếp tục nuôi dưỡng sự đam mê của mình với bộ môn Xẩm để truyền năng lượng tích cực cho những người khiếm thị, bởi theo quan niệm dân gian Việt Nam thì hát Xẩm thường được thực hiện bởi những nghệ sĩ khiếm thị nghèo khổ, kiếm sống bằng nghề hát Xẩm.
Ông Fang Ning dành nhiều thời gian nghe Hữu Duy và Vân Dung chia sẻ về Quan họ. Ông khẳng định rất thích giọng hát và lối diễn lịch lãm của Hữu Duy.
Ông Fang Ning (áo xanh) cùng NSƯT Hoàng Tùng, NSƯT Thu Trang và nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa tại buổi chia sẻ, giới thiệu nghệ thuật Đờn ca tài tử, Xẩm |
Ông Fang Ning cảm ơn sự kết nối của NSND Lệ Ngọc khi bà đưa đến sự kiện nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân tài năng. Đồng thời, trong 11 năm qua, nhờ sự kết nối của NSND Lệ ngọc các sự kiện văn hóa nghệ thuật tại thành phố Nam Ninh (Trung Quốc) trở nên đa dạng, phong phú và hấp dẫn khán giả. |
Các nghệ sĩ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các học sinh Trung Quốc sau buổi giới thiệu, chia sẻ về nghệ thuật |
Các nghệ sĩ Việt Nam chụp ảnh lưu niệm cùng các học sinh Trung Quốc sau buổi giới thiệu, chia sẻ về nghệ thuật |
Dành tình cảm đặc biệt cho NSND Lệ Ngọc, ông Fang Ning cho biết, 11 năm qua, qua sự kết nối của NSND Lệ Ngọc, Viện Nghiên cứu văn hóa dân tộc tỉnh Quảng Tây nói riêng và Thành phố Nam Ninh nói chung đã được đón tiếp nhiều đoàn nghệ thuật của Việt Nam, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sang biểu diễn, chia sẻ giới thiệu về nghệ thuật truyền thống và kinh nghiệm bảo tồn, phát huy. “Tôi xin được nói lời cảm ơn đặc biệt với bà Lệ Ngọc khi lần này bà đã đưa đến sự kiện những nghệ sĩ, nghệ nhân rất tài năng. Tôi rất ấn tượng khi chỉ với những hòn bột bé xíu, trong thời gian rất rất ngắn, qua bàn tay của nghệ nhân Đặng Văn Tiên đã cho ra đời hàng loạt con giống, nhân vật, bông hoa sinh động như thật, đẹp và bắt mắt. Tôi mong muốn, với cương vị mới là Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, bà Lệ Ngọc sẽ tiếp tục gắn bó với Viện chúng tôi để giới thiệu nhiều nghệ sĩ tài năng đến với các sự kiện tổ chức tại Nam Ninh và các thành phố khác của Trung Quốc. Đặc biệt, tôi rất mong các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được giới thiệu trong học đường Trung Quốc nên rất cần sự hỗ trợ, kết nối của bà Lệ Ngọc - người đã gắn bó với chúng tôi 11 năm qua”.
Ông Fang Ninh và NSND Lệ Ngọc trao giải cho các NSUT Hoàng Tùng, NSUT Lưu Thành Vinh, nghệ sĩ Mai Tuyết hoa và nghệ sĩ Hữu Duy |
Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh nhận giải thưởng từ BTC sự kiện |
Cảm ơn sự quan tâm của ngài Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân tộc tỉnh Quảng Tây đối với Văn hóa Việt Nam, NSND Lệ Ngọc cho biết sẽ dành tâm sức cho việc kết nối, đưa các di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đến với học đường của Trung Quốc và khán giả Trung Quốc thông qua Viện Nghiên cứu văn hóa dân tộc tỉnh Quảng Tây.
Các nghệ sĩ tham gia đêm biểu diễn tại nhà hát Ung Châu chụp ảnh lưu niệm với Ban tổ chức |
Khép lại Tuần Văn hóa di sản phi vật thể Trung Quốc - ASEAN lần thứ 2, đoàn Việt Nam nhận 10 bằng khen cho những đóng góp xuất sắc của các cá nhân và vở diễn. Trong số này, Nhà hát Tuồng Việt Nam có 2 giải cá nhân và 1 giải vở diễn; đoàn của Viện Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc nhận 7 bằng khen cho các cá nhân.
Khai mạc Tuần Văn hoá phi vật thể Trung Quốc- ASEAN lần thứ 2: Hơn 30 nghệ sĩ Việt Nam "khoe" tinh hoa của dân tộc
Sáng nay, Tuần Văn hoá Phi vật thể Trung Quốc- ASEAN Lần thứ 2 đã khai mạc tại thành phố Nam Ninh, Trung Quốc