Sáng 28/5, đã 42 ngày không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng, Mỹ Latinh trong giai đoạn khó khăn

Theo Bộ Y tế, đến 6h sáng 28/5, Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới. Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 28/5, đã 42 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tính đến 6h ngày 28/5: Việt Nam có tổng cộng 187 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 8.869, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 49; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.008; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 1.812

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 6 ca.- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 17 ca.

Như  vậy, đến thời điểm này, Việt Nam có tổng cộng 327 ca nhiễm COVID-19, trong đó đã có 278 ca được điều trị khỏi bệnh. Hiện còn 49 ca đang được điều trị tại các cơ sở y tế.

Sáng 28/5, đã 42 ngày không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng, Mỹ Latinh trong giai đoạn khó khăn

Về diễn biến COVID-19 trên thế giới, theo trang thống kê worldometers.info, tính tới 6h sáng 28/5 (giờ Việt Nam), toàn thế giới có 5.778.552 người nhiễm COVID-19, trong đó 356.723 người tử vong. Mỹ Latinh tiếp tục là điểm nóng dịch bệnh của thế giới.

Trong 24 giờ qua, các nước ghi nhận 100.424 người nhiễm bệnh và 5.069 người tử vong. Trong đó, Brazil, Mỹ, Nga, Ấn Độ có nhiều ca mắc mới nhất. Brazil đã vượt Mỹ trở thành nước có ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới. Brazil ghi nhận 19.461 ca mắc, trong khi Mỹ có 18.642 ca tính tới 6h sáng 28/5 (giờ Việt Nam).

Mỹ vẫn là nước có nhiều ca tử vong nhất trong 24 giờ qua với 1.434 ca. Tiếp đó là Brazil với 1.049 ca. Mỹ và Brazil là hai nước duy nhất có trên 1.000 ca tử vong trong 24 giờ qua. Các nước còn lại chỉ ghi nhận trên dưới 500 ca tử vong mới.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Lima, Peru, ngày 15/4. Ảnh: TTXVN
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Lima, Peru, ngày 15/4. Ảnh: TTXVN

Trong khi dịch có dấu hiệu tạm lắng tại châu Á, châu Âu và Mỹ, giúp nhiều quốc gia tại các khu vực này dần mở cửa trở lại nền kinh tế thì nhiều quốc gia tại Mỹ Latinh lại đang bước vào hoặc ở trong giai đoạn đỉnh dịch cùng với đó là những dự báo tác động kinh tế khôn lường. Đây cũng là lúc các quốc gia đẩy mạnh các biện pháp cứu trợ kinh tế và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau dịch nhưng trong trạng thái cảnh giác làn sóng dịch bệnh thứ 2.

Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Mỹ, đồng thời là người đứng đầu Tổ chức Y tế châu Mỹ (PAHO), bà Carissa Etienne cho biết WHO đánh giá các quốc gia châu Mỹ là tâm dịch mới của đại dịch COVID-19 và hiện không phải thời điểm để những nước này nới lỏng các biện pháp hạn chế.

Phát biểu trong một hội nghị trực tuyến, bà Carissa Etienne cho hay, sự bùng phát dịch bệnh COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng tại các quốc gia như Brazil. Khu vực này hồi tuần trước đã ghi nhận số ca tử vong do dịch bệnh cao nhất trên thế giới kể từ khi đại dịch bùng phát, tính trong khoảng thời gian 7 ngày.

PV (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương