Việt Nam đạt 'cột mốc minh bạch' mới trên bản đồ thế giới

Hai đô thị trung tâm kinh tế Hà Nội và TP.HCM đã giúp Việt Nam đạt cột mốc minh bạch mới trên bản đồ thế giới.

Theo JLL, Việt Nam liên tục thăng hạng trong hai năm qua trên bảng xếp hạng chỉ số minh bạch bất động sản toàn cầu (GRETI). Năm 2020, nhờ sự phát triển của hai đô thị Hà Nội và TP.HCM, độ minh bạch nước ta được xếp hạng 56 trên toàn cầu, bước vào nhóm các nước “bán minh bạch” lần đầu tiên sau một thập kỷ.

Chỉ số minh bạch đất nước hay một thị trường nào luôn tỉ lệ thuận với vốn đầu tư của thị trường nước ngoài. Nếu một thị trường có tính minh bạch càng cao thì còn thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Đây là chỉ số cực kỳ quan trọng để các công ty nước ngoài quyết định có đầu tư hay không?

Theo ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL Việt Nam , không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam đã chuyển mình từ đất nước ’kém minh bạch’ sang ‘bán minh bạch’ trong Bảng xếp hạng Chỉ số minh bạch mới.

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã từng bước trở thành điểm đến hàng đầu cho ngành công nghiệp sản xuất tại Đông Nam Á và thu hút lượng vốn đầu tư nước ngoài đáng kể. Nước ta sẽ cần tiếp tục cải thiện tăng thứ hạng nếu muốn thu hút thêm nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Bên cạnh đó, các thị trường mới nổi một lần nữa cho thấy sự tiến bộ lớn nhất trong bảng xếp hạng, nổi bật là 6 thị trường châu Á - Thái Bình Dương: Trung Quốc đại lục (thứ 32), Thái Lan (thứ 33), Ấn Độ (thứ 34), Indonesia (thứ 40), Philippines (thứ 44). Singapore tăng một vị trí lên hạng 14, dẫn đầu nhóm các nước có tính minh bạch cao.

Việt Nam đang vươn lên là quốc qua minh bạch. 
Việt Nam đang vươn lên là quốc qua minh bạch. 

Bảng xếp hạng chỉ số minh bạch bất động sản toàn cầu 2020 được phát hành ra vào thời điểm kinh tế và xã hội toàn cầu bị gián đoạn, vì vậy nhu cầu về quy trình minh bạch, dữ liệu chính xác và kịp thời cùng các tiêu chuẩn đạo đức cao đang được chú trọng hơn.

Bối cảnh của COVID-19 cũng thúc đẩy tính minh bạch trong các hệ thống pháp lý và quy định bất động sản ở châu Á - Thái Bình Dương, một điều đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với các nhà đầu tư toàn cầu đang có nhu cầu triển khai hơn 40 tỷ USD vốn đầu tư vào khu vực.

Theo công ty tư vấn bất động sản JLL, áp lực từ các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng đang thúc đẩy cải thiện tính minh bạch bất động sản để cạnh tranh với các loại tài sản khác, và đáp ứng kỳ vọng cao hơn về vai trò của ngành trong việc cung cấp một môi trường xây dựng bền vững và an toàn sau COVID-19 . Hơn nữa, công nghệ bất động sản (proptech) cũng đang thay đổi cách thu thập và phân tích dữ liệu bất động sản, giúp quá trình quản lý minh bạch và hiệu quả hơn

Một động lực quan trọng khác thúc đẩy tính minh bạch là khối lượng dữ liệu bất động sản thu thập được do sự phổ biến của các nền tảng công nghệ bất động sản, các công cụ kỹ thuật số và các kỹ thuật phân tích dữ liệu lớn.

Mặc dù thị trường bất động sản đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong lịch sử khi triển khai công nghệ mới, đại dịch COVID-19 đã góp phần vào sự gia tăng các loại dữ liệu tần số cao và phi tiêu chuẩn, đặc biệt là các loại liên quan đến sức khỏe, chuyển động và hiệu quả sử dụng không gian được thu thập trong thời gian thực.

Công nghệ bất động sản và các tiêu chuẩn cam kết bền vững tiếp tục trên đà tăng trưởng, độ minh bạch cũng sẽ ngày càng được thúc đẩy trong bối cảnh pháp lý và ngành bất động sản của mỗi quốc gia phát triển. Với sự bùng nổ dịch COVID-19, ngành bất động sản sẽ cần hợp tác với chính quyền địa phương để đạt được sự minh bạch cao hơn và đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư khi triển vọng đầu tư thay đổi trong 12 đến 18 tháng tới.

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương