Virus corona đang khiến người dân Mỹ nghĩ về cái chết theo cách chưa từng có

Khi đại dịch Covid-19 hoành hành khắp các châu lục, cái chết, chủ đề vốn nhạy cảm trong các cuộc trò chuyện tại Mỹ, trở nên điều không thể lảng tránh.

Tối chủ nhật, tôi truy cập vào Zoom để hình dung ra cái chết của mình. Tiếng nói của doula Donna Baker vang lên: “Chết cần sự dũng cảm, thậm chí chỉ chết giả”. Cùng với 3 người nữa, chúng tôi tham dự một lễ tang ảo cho người sống-một hình thức hướng dẫn thiền mà những người tham gia phải tưởng tượng ra cái chết của họ. Ngồi trên chiếc ghế salon hay sàn phòng ngủ trong nhà riêng mỗi người, chúng tôi nhìn chằm chằm doula, những bức hình tưởng niệm của chúng tôi ở ngay bên cạnh. Bộ ảnh cuối đời của tôi chỉ gồm một tấm ảnh gia đình và một chiếc nến đang tỏa hương ngào ngạt”.

Được tổ chức bởi Steady Waves End of Life Services, một dịch vụ phục vụ và duy trì những nguyện ước cho người chết, lễ tưởng niệm này là một trong hàng trăm sự kiện trong ngày lễ Reimagine, một lễ kỷ niệm ảo trong 2 tháng nhằm “đón nhận sự sống, đối mặt với cái chết và yêu thương trọn vẹn trước đại dịch Covid-19”.

Cái chết, chủ đề nhạy cảm trong các cuộc hội thoại trở thành điều không thể né tránh

Tại New Canaan, Connecticut (Mỹ), một thành viên quỳ gối khi một người trong gia đình qua đời (Ảnh: Andrew Lichtenstein/Corbis/Getty).
Tại New Canaan, Connecticut (Mỹ), một thành viên quỳ gối khi một người trong gia đình qua đời (Ảnh: Andrew Lichtenstein/Corbis/Getty).

Sự thất bại của chính phủ Mỹ, cả tiểu bang lẫn liên bang, trong việc ứng phó với virus đã những bóng ma của sự chết chóc hiện diện, đặc biệt đối với những cộng đồng da đen, người latin và cả những người bản địa, những người vẫn đang chịu một tác động không cân xứng bởi đại dịch. Con số người chết tại Mỹ hiện đã hơn 130.000 và những tiếng xì xào từng nổi lên khi New York và Seattle nỗ lực chống lại làn sóng ca nhiễm dường như đã quá xa vời khi số ca nhiễm một lần nữa lại gia tăng.

Trong vài tháng qua, virus corona đã thay đổi cách mà người dân nước này bày tỏ sự thương tiếc, giới hạn người tham dự tại các lễ tang hay đẩy họ tới với ứng dụng online Zoom. Đồng thời, điều đó cũng làm dấy lên những cuộc trò chuyện về cái chết giữa những người còn sống. Những quán Death Cafe và các nhóm thảo luận về cái chết trở nên thu hút từ khi đại dịch bùng phát. Các chương trình lên kế hoạch được chăm sóc trước cũng thu hút sự quan tâm khi mức độ nguy hiểm của virus khiến mọi người buộc phải nghĩ đến việc bản thân sẽ làm thế nào khi quá ốm mà ko thể yêu cầu được chữa trị.

Trong cộng đồng người chết này, thật kỳ lạ khi mọi dịch vụ và chủ đề hội thoại của chúng tôi bỗng trở nên hết sức phù hợp với mọi người”, Emily Cross cho biết. Emily là một “death doula” – một tên gọi dành cho những người cung cấp dịch vụ hỗ trợ tinh thần cho những người chết và gia đình của họ.

Trong một buổi lễ tang cho người sống dài 90 phút, chúng tôi nhìn chằm chằm những bức ảnh của bản thân khi hình dung khuôn mặt mình dần tan biến khỏi trái đất. Chúng tôi viết ra những nguyện ước cuối cùng cũng như lời chào từ biệt với người thân, sau đó đọc to cho những người khác. Hai chúng tôi đã khóc. Sau đó doula Baker hướng dẫn chúng tôi một bài thiền để hình dung ra việc cơ thể dừng hoạt động. Một bản nhạc nhẹ nhàng vang trong không gian. Sau đó, tôi cảm thấy yên bình, trí óc thư thái trong khi cơ thể thì thư giãn hơn so với lúc đầu. Thế nhưng viễn cảnh về cái chết của bản thân vẫn còn khá khó để nắm bắt”.

Hình ảnh trong một buổi tang lễ cho người sống, người tham dự được chùm vải liệm, bên cạnh là ảnh và danh sách các di nguyện cuối cùng (Ảnh:letsreimagine).
Hình ảnh trong một buổi tang lễ cho người sống, người tham dự được chùm vải liệm, bên cạnh là ảnh và danh sách các di nguyện cuối cùng (Ảnh:letsreimagine).

Cái chết luôn là một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa

Theo bà Anita Hannig, phó giáo sư nhân chủng học tại đại học Brandeis, “Chúng ta dường như đánh mất cảm giác thân thuộc với cái chết”. Cái chết được xem như một trường hợp khẩn cấp trong y học mà chúng ta có thể cứu một ai đó khỏi nó, thay vì xem nó như một phần tự nhiên trong trải nghiệm của con người.

Theo bà, cho đến tận thế kỷ 20, việc các gia đình đứng ra lo chôn cất thi thể khá phổ biến. Trong thời kì nội chiến, thi thể các binh sĩ thường được ướp để có thể chuyển về nhà để an táng, mở ra một ngành công nghiệp về cái chết.

Trong suốt giai đoạn cuối thế kỷ 20, số lượng người Mỹ chết tại bệnh viện tăng lên, đặc biệt với sự phát triển của công nghệ chăm sóc khẩn cấp trong những năm 60, 70 và 80. Tính đến những năm 1970, 2/3 người Mỹ đã qua đời trong bệnh viện.

Nhưng xu hướng này giờ đang đảo ngược. Năm ngoái, một nghiên cứu xuất bản bởi tạp chí y học New England cho thấy lần đầu tiên trong nửa thập kỷ, số người Mỹ qua đời tại nhà nhiều hơn ở viện, và một phong trào văn hóa “death positive” đang lớn dần với hy vọng xóa bỏ một số kỳ thị xung quanh cái chết.

Dịch vụ “Death café” và tang lễ cho người sống chứng kiến sự tăng mạnh trong nhu cầu

Tôi cho rằng rất nhiều người đang nhận ra rằng họ không có những công cụ để thực sự đương đầu với cái chết một cách lành mạnh. Đại dịch Covid-19 gần như đang đẩy chúng ta vào thực tại về sự chết chóc”, bà Hannig chia sẻ.

Emily Cross, một doula cho người chết, bắt đầu tổ chức lễ tang cho người sống vào năm 2018, sau khi xem một đoạn tài liệu về công việc này tại Hàn Quốc, một quốc gia mà dịch vụ này ngày càng trở thành một cách phổ biến giúp con người tôn trọng cuộc sống của mình khi tỉ lệ tự tử tại đây cao nhất thế giới. Dịch vụ này cũng được biết tới tại Nhật Bản trong những năm 1990 với cái tên “siesenzo” hay “lễ tang khi còn sống”, khi những người nổi tiếng đăng lên truyền hình lễ tang của chính họ.

Những lễ tang của Cross tập trung vào “sự biết ơn cuộc sống, bắt đầu một chương mới và tạm biệt con người cũ”, dùng một tấm vải liệm phủ lên những người tham gia thay vì yêu cầu họ bước vào quan tài. Trước đại dịch, cô cung cấp dịch vụ riêng tư lẫn theo nhóm tại một phòng studio yoga tại Texas, Mỹ và đã đào tạo 30 nhân viên trên toàn thế giới.

Vào tháng 4, Cross đưa dịch vụ lễ tang cho người sống lên online, cùng với một nhóm nhỏ nhân viên để tổ chức cho một lượng khán giả lớn.

Những rào cản cho việc gia nhập ít hơn, bởi mọi người có thể ở trong không gian riêng của họ và tự kiểm soát môi trường riêng quanh họ”, cô cho biết.

Daniel Bergfalk, một nhân viên đưa thư 36 tuổi, gần đây mới gia nhập buổi lễ tang đầu tiên của mình với Cross qua Zoom. Đối với anh, đại dịch như một thứ xúc tác để bản thân tham gia buổi lễ. Trải nghiệm này, theo anh, là một thứ mà bản thân anh thích thú.

"Death cafe", nơi mọi người trò chuyện về cái chết, đang được nhiều người tại Mỹ quan tâm (Ảnh: Citypages).

Nghĩa trang Green-Wood, một nghĩa trang nổi tiếng ở Brooklyn, có lượng người tham gia đáng kể từ khi chuyển sang online hàng tháng. Thay vì chia nhỏ thành từng nhóm để trò chuyện trong nhà nguyện, khoảng 20 đến 60 người giờ truy cập vào Zoom. Theo Harry Weil, người phụ trách các chương trình và sự kiện đặc biệt của nghĩa trang cho biết, đại dịch giúp các cuộc đối thoại có một chút định hướng hơn.

Khi bạn ở trong một phòng với người lạ, đó là thứ duy nhất có thể kết nối chúng ta bây giờ. Chúng ta có mạng xã hội, email và các trang tin, nhưng không nhiều môi trường cho những cuộc trao đổi hiệu quả về đại dịch, nơi mà mọi người thấy thoải mái chia sẻ những căng thẳng và lo lắng của họ. Và loại hình “Death Café” này là môi trường thích hợp cho điều đó”, ông cho biết.

Loại hình Death Café này bắt đầu tại UK vào năm 2011, khi một người London tụ họp một nhóm để trò chuyện về sự chết chóc với trà và bánh. Sau đó, loại hình này lan rộng tới 72 quốc gia. Theo bà Megan Mooney, người điều hành một tổ chức truyền thông và gặp gỡ tại Missouri, Mỹ, đại dịch đã tạo cơ hội thành lập nhiều quán café hơn, cũng nhờ sự linh hoạt của internet.

Tôi cho rằng nhu cầu đã tăng lên. Có rất nhiều người liên lạc với tôi để hỏi về cách tổ chức một quán café để giúp đỡ cộng đồng của họ”, bà cho biết.

Quan tâm tới dịch vụ lên kế hoạch chăm sóc dự phòng 

Bạn bè và gia đình tham dự tang lễ của Coleman, 39 tuổi, qua đời vì Covid19 chỉ hai tháng sau cái chết của cha anh cũng bởi đại dịch. Cộng đồng người Mỹ gốc Phi đặc biệt hứng chịu tác động nặng nề từ đại dịch (Ảnh:John Moore/Getty).
Bạn bè và gia đình tham dự tang lễ của Coleman, 39 tuổi, qua đời vì Covid19 chỉ hai tháng sau cái chết của cha anh cũng bởi đại dịch. Cộng đồng người Mỹ gốc Phi đặc biệt hứng chịu tác động nặng nề từ đại dịch (Ảnh:John Moore/Getty).

Theo báo cáo của tạp chí Wall Street Journal, Lantern, một loại hình khởi nghiệp điện tử cung cấp danh sách câu hỏi về nguyện ước cuối đời và danh sách các lựa chọn về các bước cần làm sau khi người thân qua đời, đã chứng kiến sự gia tăng 61% từ giữa tháng 3 tới giữa tháng 4.

Garrick Colwell, đồng sáng lập Kitchen Table Conversations, một tổ chức phi lợi nhuận của Texas, Mỹ chuyên cung cấp dịch vụ lên kế hoạch chăm sóc dự phòng, cho biết ông đáp ứng với nhu cầu hiện tại về thông tin dịch vụ bằng những cuộc hội thảo miễn phí hàng tuần tập trung vào Covid-19

Khi bạn bị đặt nội khí quản, hiển nhiên bạn không thể tự nói. Vì thế hãy chú ý đến lúc “Tôi cần đảm bảo những nguyện vọng của mình được xác định và hiểu rõ, bởi tôi có thể không tự nói được”.

Sống trong đại dịch với các ca nhiễm gia tăng đưa đến một thực tế mới.

Đại dịch Covid-19 đã khiến Mỹ buộc phải tính tới mọi khía cạnh của xã hội, từ cách làm việc và giao lưu cho tới việc dùng tiền và tiếp nhận chăm sóc sức khỏe, điều đó có thể khiến mối quan hệ với cái chết buộc phải thay đổi.

Vài tháng sống trong thực tế mới, “Tôi cho rằng nhiều người đang nghĩ về một định hướng tương lai và thực tại về cái chết của chính họ”, bà Hannig cho biết. Trong khi yêu cầu giãn cách xã hội đã làm thay đổi cách mọi người thương tiếc, đây cũng là thời khắc khiến con người vật lộn với cái chết theo những cách mà họ chưa từng có. 

TM (theo Insider)

Mỹ phá vỡ kỷ lục hơn 77.000 ca nhiễm COVID-19 một ngày

Mỹ phá vỡ kỷ lục hơn 77.000 ca nhiễm COVID-19 một ngày

Mỹ ngày 16/7 phá vỡ kỷ lục hàng ngày về số ca nhiễm COVID-19 khi báo cáo hơn 77.000 ca mới trong 24h qua.