Biểu tình khắp nơi, châu Âu rúng động vì các lệnh phong tỏa

NGUYỄN MINH

Các cuộc biểu tình chống lại các lệnh phong tỏa nhằm hạn chế lây lan COVID-19 đã làm rung chuyển châu Âu với hàng loạt các cuộc biểu tình nổ ra khắp nơi, từ Brussels (Bỉ) cho tới Vienna (Áo), Rome (Italy) và Amsterdam (Hà Lan).

Tại Vienna vào Chủ nhật (theo giờ châu Âu), biểu tình diễn ra sau khi Áo bước vào đợt phong tỏa toàn quốc lần thứ 4 do dịch Covid-19 tái bùng phát. Chính quyền yêu cầu người dân làm việc tại nhà và các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa.

1.jpeg
Một người biểu tình đốt bom khói trong cuộc biểu tình do Đảng Tự do cực hữu của Áo tổ chức nhằm chống lại các biện pháp phong tỏa tại quảng trường Maria Theresien Platz ở Vienna, Áo vào ngày 20 tháng 11 năm 2021. Ảnh: JOE KLAMAR | AFP

Thủ tướng Áo Alexander Schallenberg nói rằng, lệnh phong tỏa này kéo dài “tối đa là 20 ngày”. Việc tiêm chủng vaccine Covid-19 sẽ là bắt buộc kể từ ngày 1/ 2 năm sau. Tuyên bố này đồng nghĩa với việc Áo trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên áp dụng tiêm chủng bắt buộc.

Tại Bỉ, những người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát sau khi hàng chục nghìn người tụ tập tuần hành qua trung tâm thành phố Brussels vào hôm Chủ nhật. Theo ước tính của cảnh sát có khoảng 35.000 người tham gia, cuộc tuần hành “biểu thị cho sự tự do” chủ yếu nhằm phản đối các quy định hạn chế nghiêm ngặt hơn của Covid-19.

2.jpeg
Hơn 50.000 người đã xuống đường phản đối lệnh phong tỏa tại Vienna, Áo, ngày 20 tháng 11 năm 2021.

Trong khi đó, các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra ngày thứ ba liên tiếp ở Hà Lan, sau cảnh sát dùng bạo lực giải tán, hàng chục vụ bắt giữ đã diễn ở Rotterdam. Ngoài ra, theo ước tính, có hàng nghìn người khác tụ tập ở Amsterdam vào cuối tuần qua.

Sau cuộc bạo loạn ở Rotterdam, đã có thêm một số rắc rối ở các khu phố khác nhau ở The Hague vào đêm thứ Bảy, cũng như các báo cáo về tình trạng hỗn loạn ở một số thị trấn Hà Lan nhỏ hơn.

Hơn 50 người đã bị bắt ở Rotterdam vào thứ Sáu sau khi xảy ra các cuộc biểu tình dữ dội, điều mà theo mô tả thị trưởng thành phố này là "bạo lực".

3.jpeg
Những người biểu tình tập trung trước nhà ga Gare du Nord ở Brussels vào ngày 21 tháng 11. Cảnh sát ước tính có 35.000 người tụ tập để phản đối việc phong tỏa, hành động mà họ cho là gây chia rẽ.

Cảnh sát Hà Lan đã sử dụng vòi rồng và đạn hơi cay làm ít nhất hai người bị thương sau khi lệnh phong tỏa một phần đất nước đưa ra. Những người phản đối đã đốt cháy một xe cảnh sát, đốt pháo sáng và ném đá vào các sĩ quan cảnh sát.

Lệnh phong tỏa buộc các cửa hàng, quán bar và nhà hàng phải đóng cửa lúc 8 giờ tối và điều này đã dẫn đến các phản đối.

Những người còn biểu tình phản đối kế hoạch của chính phủ trong việc bắt buộc phải thông qua các thẻ xanh Covid trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại, các biện pháp kiểm soát Covid tại các quốc gia châu Âu diễn ra chặt chẽ hơn và kéo dài cho đến ít nhất là ngày 4/12.

4.jpeg
Mọi người tuần hành trong một cuộc biểu tình phản đối các biện pháp mới nhất để chống lại đại dịch Covid-19 tại Rotterdam vào ngày 20 tháng 11 năm 2021.

Thẻ thông hành Covid -19 cũng đang tạo ra các cuộc biểu tình ở Rome, nơi một đám đông đã tụ tập vào cuối tuần này, phản đối việc thực thi phiên bản hộ chiếu Covid theo kiểu Ý. Thẻ thông hành Covid-19 (Green Pass), trở thành bắt buộc đối với tất cả những người lao động ở Ý vào ngày 15/10.

5.jpeg
Bức ảnh này được chụp vào ngày 20 tháng 11 năm 2021 cho thấy những chiếc xe đạp bị đốt cháy ở Rotterdam.

Theo đó, người lao động phải xuất trình bằng chứng về việc tiêm phòng, xét nghiệm âm tính hoặc đã khỏi bệnh. Nếu không đáp ứng, những người không đáp ứng điều kiện có thể bị đình chỉ làm việc mà không được trả lương hoặc bị phạt.

6.jpeg
Một tấm biển phản đối 'Green Pass' của Ý vào ngày 20 tháng 11 năm 2021 tại Rome.

Hàng nghìn người cũng đã tuần hành ở thủ đô Zagreb của Croatia vào thứ Bảy, phản đối việc tiêm chủng bắt buộc cho những người làm việc trong lĩnh vực công.

7.jpeg
Người dân biểu tình ủng hộ ‘No Green Pass’ và ‘No Vax’ tại Circo Massimo,Rome vào ngày 20 tháng 11 năm 2021.

Ở Đức, các chính trị gia đang bắt đầu tranh luận về sự cần thiết của việc tiêm chủng bắt buộc, một động thái có thể dẫn đến các cuộc phản đối nếu nó được thực hiện.

8.jpeg
Hàng nghìn người biểu tình phản đối các biện pháp phong tỏa do Covid-19 ở Zagreb, Croatia vào ngày 20 tháng 11 năm 2021.

Tỷ lệ mắc Covid-19 trong 7 ngày của quốc gia này đã đạt mức cao kỷ lục trong hai tuần qua, trong khi chỉ có khoảng 69% dân số được tiêm chủng đầy đủ.