Ca trù Việt Nam được Google Doodle tôn vinh

Google Doodle hôm nay 23/2 tưởng niệm những người sáng lập ra Ca trù, một hình thức âm nhạc truyền thống được tôn sùng nhất của Việt Nam.

Ca trù, còn gọi nôm na là Hát cô đầu, Hát nhà trò là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.

Biểu tượng đặc biệt về Ca trù trên trang chủ Google ngày 23/2.
Biểu tượng đặc biệt về Ca trù trên trang chủ Google ngày 23/2.

Một chầu hát điển hình của Ca trù gồm 3 thành viên: Nữ ca sĩ gọi là "đào" hay "ca nương" vừa sử dụng kỹ thuật cột hơi và ngân rung để tạo ra thanh âm độc đáo theo lối hát thơ, vừa gõ bộ phách (nhạc cụ hình hộp nhỏ bằng gỗ) lấy nhịp, một "kép" nam đệm đàn đáy và một "quan viên", thường là tác giả bài hát, đánh trống chầu.

Được biểu diễn trong các câu lạc bộ Ca trù và tại các lễ hội hàng năm, thể loại này đã chứng kiến ​​sự hồi sinh gần đây do nỗ lực bảo tồn từ các tổ chức nhà nước và các cơ quan quốc tế. Bảo tồn Ca trù khó nắm bắt do một phần là truyền thống truyền miệng qua một học viên ưu tú cho thế hệ tiếp theo sau nhiều năm nghiên cứu. 

Ngày 1/10/2009, Ca trù được ghi danh là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là Danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi tới 16 tỉnh, thành phố ở nửa phía Bắc. Hồ sơ đề cử Ca trù là di sản văn hóa thế giới với không gian văn hóa Ca trù trải dài khắp 16 tỉnh phía Bắc gồm: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Ca trù là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại đứng thứ hai sau ả đào pansori của Hàn Quốc.

  Một buổi hát ca trù của nghệ nhân Quách Thị Hồ tại nhà nhạc sĩ Văn Cao ở phố Yết Kiêu, Hà Nội - Ảnh: Tuổi trẻ 

Một buổi hát ca trù của nghệ nhân Quách Thị Hồ tại nhà nhạc sĩ Văn Cao ở phố Yết Kiêu, Hà Nội - Ảnh: Tuổi trẻ 

Báo Tuổi trẻ dẫn lời nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng cho hay, trong âm nhạc và ca xướng truyền thống Việt Nam, ca trù chiếm một vị trí đặc biệt. Nó không giống dân ca, hoàn toàn không có nhạc đệm và căn bản không ghi ký âm, mà được hoàn bị về âm luật, nhạc cụ, diễn xướng, bài ca và giáo phường.

Cho nên người ta gọi ca trù là thể loại âm nhạc cung đình, mang tính giải trí, bên cạnh dàn nhã nhạc dùng cho tế lễ và các nghi thức quan trọng.

Sự tích của ca trù được hình thành từ dân gian và được ghi trong thần tích đền Lỗ Khê (xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội). Theo đó, hai vị tổ của ca trù là hai vợ chồng Định Dự (con trai Đinh Lễ - một vị tướng của vua Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn thế kỷ 15) và công chúa Đường Hoa (một người nhà trời).

 Nghệ nhân ca trù Phó Thị Kim Đức. Ảnh tư liệu
 Nghệ nhân ca trù Phó Thị Kim Đức. Ảnh tư liệu

Ca trù từng được sử dụng trong mọi cuộc ca xướng thưởng ngoạn ở trong cung vua, nhà quan viên, các phường ca múa ở Thăng Long xưa và hát cho quan viên trong làng và cả hát cửa đình.

Khi người Pháp đặt chế độ cai trị nên đất nước ta, cùng với sự sụp đổ của nhiều giá trị truyền thống, những phường ca trù tan vỡ, trở thành các tiệm hát cô đầu ở Hà Nội.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ca trù dần vắng bóng khỏi đời sống và đến năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, từ đó nó dần được hồi sinh bằng nỗ lực của số ít cá nhân và nhà nước, nhưng những nghệ nhân ca trù thực sự thì ngày càng vắng bóng.

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa. Biểu diễn: Tân Nhàn - NSƯT Đình Cương

P.V (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương