Các nhà khoa học lo âu trước khả năng biến đổi của biến chủng Delta

Nam Á, Đông Á, Tây Âu và giờ là Bắc Mỹ, tất cả đều có một kịch bản tương tự, dịch bệnh bùng lên khi tưởng như nó sắp kết thúc.

Tốc độ phát triển và trở thành chủng virus thống trị đại dịch của Delta khiến các nhà khoa học lo âu trước khả năng biến đổi của virus khi mà vẫn còn hàng tỷ người chưa được tiêm vaccine khắp thế giới. Một số nhà khoa học hy vọng virus đã đạt đến ngưỡng tiến hóa cao nhất của nó, nhưng chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy virus sẽ dừng biến đổi.

Ở nhiều quốc gia, biến chủng Delta trỗi dậy và lây lan khi số ca nhiễm đã giảm xuống mức rất thấp, một số nơi là bằng 0. Khi người dân trở lại cuộc sống gần như bình thường, các nhà hàng, quán bar, vũ trường, rạp phim đông đúc trở lại, người dân lơ là không còn đeo khẩu trang, không giãn cách xã hội, đó là lúc biến chủng Delta bùng lên. 

Các nhà khoa học lo âu trước khả năng biến đổi của biến chủng Delta

Nguyên nhân thứ hai là tiêm chủng không như kỳ vọng. Tại các nước giàu nơi vaccine dư thừa. Còn tại các nước nghèo thì không có đủ vaccine. 

Các nhà khoa học lo lắng virus corona cho thấy nó càng tồn tại lâu và lây lan giữa con người, nó càng trở nên nguy hiểm hơn. Các nhà khoa học hiện vẫn không chắc chắn Delta có độc lực mạnh hơn các chủng virus cũ hay không, bởi vẫn chưa có đủ bằng chứng.

Dữ liệu từ các cơ sở y tế toàn cầu cho thấy tiêm chủng vẫn là tấm khiên bảo vệ hữu hiệu nhất. Các nhà dịch tễ học hy vọng với tỷ lệ tiêm chủng 70-80%, kết hợp cùng số người đã có miễn dịch tự nhiên nhờ từng nhiễm virus, dịch bệnh có thể được kiểm soát. Tuy nhiên, một biến chủng như Delta với khả năng lây lan mạnh hơn đồng nghĩa nhân loại sẽ cần đạt tỷ lệ tiêm chủng cao hơn, ở ngưỡng 90%.

Các nhà khoa học cho biết các đột biến của biến chủng Delta nếu nhìn qua thì không có gì nổi bật so với những biến chủng khác mà nó đã đánh bại. Người ta phát hiện đột biến mã số P681R, đây có thể là chìa khóa cho sự thống trị của biến chủng này.

Đa phần đột biến trên các "biến chủng đáng lo ngại" khác dường như giúp chìa khóa vừa vặn hơn so với ổ khóa nhưng ột biến P681R giúp chìa khóa mở khóa dễ dàng hơn. Cụ thể Delta có những đột biến ảnh hưởng lên các bộ phận khác của virus, đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về những phần còn lại đã thay đổi ngoài gai protein, cũng như tác động của chúng lên cơ thể người.

Điều gây lo lắng là Delta đã là dạng thức hoàn hảo nhất của virus SARS-CoV-2, hay nó còn có thể có thêm những đột biến khác, khiến virus trở nên ghê gớm hơn. Các nhà khoa học cho rằng virus sẽ không thể cứ mãi mãi tiến hóa để trở nên nguy hiểm không có giới hạn. Đến cuối cùng, mọi sinh vật đều có một trần tiến hóa của mình.

Thanh Mai

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (9-10/8): Nam B có mây, có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (9-10/8): Nam B có mây, có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết đêm nay 9/8 và ngày mai 10/8 các khu vực trên cả nước theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.