Chỉ số tài chính cơ bản là gì?

Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng: Chỉ số thanh toán, chỉ số hoạt động, chỉ số rủi ro, chỉ số tăng trưởng tiềm năng.

Biết tính toán và sử dụng các chỉ số tài chính không chỉ có ý nghĩa với nhà phân tích tài chính, mà còn rất quan trọng với nhà đầu tư cũng như với chính bản thân doanh nghiệp và các chủ nợ…

Chỉ số tài chính cơ bản là gì?

Các chỉ số tài chính cho phép chúng ta so sánh các mặt khác nhau của các báo cáo tài chính trong một doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong toàn ngành để xem xét khả năng chi trả cổ tức cũng như khả năng chi trả nợ vay…

Chỉ số tài chính giúp nhà phân tích có thể tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp cũng như giúp nhà đầu tư, các chủ nợ kiểm tra được tình hình sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Có 4 loại chỉ số tài chính quan trọng

- Chỉ số thanh toán : Các chỉ số trong loại này được tính toán và sử dụng để quyết định xem liệu một doanh nghiệp nào đó có khả năng thanh toán các nghĩa vụ phải trả ngắn hạn hay không?

- Chỉ số hoạt động : Các chỉ số hoạt động cho thấy doanh nghiệp hoạt động tốt như thế nào. Trong các chỉ số của loại này lại được chia ra các chỉ số “lợi nhuận hoạt động” và ”hiệu quả hoạt động”. Các chỉ số về lợi nhuận hoạt động cho biết tổng thể khả năng sinh lợi của công ty, còn chỉ số về hiệu quả hoạt động cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng tài sản hiệu quả đến mức nào?

- Chỉ số rủi ro : Bao gồm chỉ số rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh liên quan đến sự thay đổi trong thu nhập ví dụ như rủi ro của dòng tiền không ổn định qua các thời gian khác nhau. Rủi ro tài chính là rủi ro liên quan đến cấu trúc tài chính của công ty, ví dụ như việc sử dụng nợ.

- Chỉ số tăng trưởng tiềm năng : Đây là các chỉ số cực kỳ có ý nghĩa với các cổ đông và nhà đầu tư để xem xét xem công ty đáng giá đến đâu và cho phép các chủ nợ dự đoán được khả năng trả nợ của các khoản nợ hiện hành và đánh giá các khoản nợ tăng thêm nếu có.

Chỉ số tài chính cơ bản là gì?

Những hạn chế của các chỉ số tài chính

- Nhiều công ty lớn hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau của các ngành khác nhau. Đối với những công ty như thế này thì rất khó tìm thấy một loạt các chỉ số ngành có ý nghĩa.

- Lạm phát có thể là yếu tố làm cho bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bị” bóp méo” đi đáng kể. Trong trường hợp này, lợi nhuận có thể cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên phân tích các chỉ số tài chính của một công ty qua thời gian hay qua phân tích so sánh với các đối thủ cạnh tranh nên được xem xét kỹ càng

- Yếu tố mùa vụ cũng có thể là sai lệch các chỉ số tài chính. Hiểu yếu tố mùa vụ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp có thể giảm thiểu khả năng hiểu sai các chỉ số tài chính. Ví dụ, hàng tồn kho của doanh nghiệp bán lẻ có thể cao trong mùa hè để chuẩn bị cung cấp cho khách hàng vào năm học mới. Do đó, khoản phải trả của doanh nghiệp tăng lên và ROA của nó thấp xuống.

- Các phương pháp kế toán khác nhau cũng có thể bóp méo sự so sánh giữa các công ty với nhau, thậm chí là ngay trong 1 công ty.

- Thật khó để nhận định được một chỉ số là tốt hay xấu. Một chỉ số tiền mặt cao trong quá khứ đối với công ty tăng trưởng có thể là một dấu hiệu tốt, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty đã chuyển qua giai đoạn tăng trưởng và nên được định giá thấp xuống.

- Một công ty có thể có những chỉ số tốt và cả những chỉ số xấu, do vậy thật khó mà nói được đó là một công ty mạnh hay yếu.

AN LY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương