Đáng sợ hơn cả lấy chồng đểu chính là sống chung mẹ chồng hà khắc - Đó là lời nhận xét của nhiều khán giả sau khi xem bộ phim Cô đi mà lấy chồng tôi . Mẹ chồng ở đây chính là mẹ ruột của Park Min Hwan - gã chồng tồi đang bị chỉ trích vì có đủ “combo" bất tài, gia trưởng, đang mang khoản nợ lớn nhưng vẫn đam mê làm giàu nhanh.
Phương pháp giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến cách chúng ta tiêu tiền và kiếm tiền khi trưởng thành. Cách dạy con của mẹ ruột Park Min Hwan chính là ví dụ điển hình.
Nuông chiều khiến con lười lao động, chỉ ham làm giàu nhanh
Hệ luỵ của một đứa trẻ được nuông chiều quá đà chính là chúng quen được sống sung túc, lười lao động và chỉ thích cái lợi trước mặt. Lao đầu vào các hình thức làm giàu nhanh, chán ngán cuộc sống văn phòng, “quen thói” dựa dẫm vào tài chính của người khác kể cả khi trưởng thành như Min Hwan là biểu hiện điển hình.
Park Min Hwan được mẹ nuông chiều quá đà thế nào?
Trong Cô đi mà lấy chồng tôi, Park Min Hwan không thể mua nổi nhà trước khi kết hôn. Min Hwan chỉ kỳ vọng có thể sở hữu một căn hộ nhờ lời hứa từ mẹ ruột rằng sẽ tặng anh ta nhà sau khi lấy vợ và sinh con. Nếu ở kiếp trước, ngay cả khi đã kết hôn với Kang Ji Won và có gia đình riêng, Park Min Hwan vẫn vô tư sà vào lòng mẹ để được bênh vực, vỗ về nếu có bất đồng ý kiến với vợ…
Sang kiếp mới, Park Min Hwan tiếp tục để mẹ quản từng thứ nhỏ trong cuộc sống, từ việc chọn váy cưới, makeup của cô dâu cho đến địa điểm tuần trăng mật của đôi vợ chồng.
Một cách dạy con sai lầm khác là cho rằng mọi lỗi sai tài chính đều không thuộc về con.
Đơn cử như trong kiếp trước, sống cùng với vợ cũ Ji Won, dù Min Hwan đùng đùng nghỉ việc để ăn bám vợ và chơi cổ phiếu, mẹ anh ta vẫn luôn bên con chằm chặp. Còn sang kiếp mới, khi Min Hwan bị lừa ký hợp đồng bất động sản, mẹ anh ta vẫn một mực đổ hết mọi lỗi lầm cho Soo Min - cô vợ mới của Min Hwan, chứ không thừa nhận lỗi sai của con trai.
“Nếu con tôi mang nợ, người sai… chính là kẻ khác" - đó chính là câu nói cửa miệng của mẹ ruột Min Hwan. Ở cả hai kiếp, khi con trai mang nợ chồng chất, người bà ta trách móc đầu tiên không phải con trai ruột mà chính là con dâu. Bởi cho rằng, các cô con dâu không đủ tốt để ngăn hành động sai lầm của con trai.
Một đứa trẻ “mama’s boy” như Min Hwan sẽ bị thui chột tinh thần tự lập, không thể tự đưa ra quyết định của đời mình, đặc biệt là vấn đề liên quan đến chuyện tiền bạc. “Em đi mà nói với mẹ" - đó là câu nói cửa miệng của Min Hwan bất kỳ khi nào Soo Min than thở rằng mẹ anh ta can thiệp quá sâu vào cuộc sống của đôi vợ chồng.
Ban đầu, Min Hwan và vợ mới cưới tính đi tuần trăng mật ở nước ngoài. Thế nhưng vì tính tiết kiệm, mẹ anh ta chỉ cho hai con đi tuần mặt ở một địa điểm trong nước. Dù cả vợ và mình đều không tán thành ý kiến này, song Min Hwan vẫn không dám phản kháng trước đề nghị của mẹ. Sự hèn nhát về tiền bạc của Min Hwan còn thể hiện ngay khi thấy tiền nợ ngày càng tăng cao, anh ta cũng không chịu đối mặt mà chọn cách trốn tránh, ở nhà ăn bám và dồn gánh nặng trả nợ cho vợ.
Bài học rút ra: Khi lớn lên, những đứa trẻ được nuông chiều như Min Hwan chỉ mong đòi cuộc sống chất lượng cao. Thế nhưng, điều tệ hại xảy đến khi anh ta không kiếm đủ tiền để chi trả cho sự xa hoa này, dẫn đến những khoản nợ không cần thiết.
Về lâu dài, một đứa trẻ “mama's boy" như Min Hwan sẽ không thể xa rời vòng tay mẹ. Bởi khi đó, anh ta không thể tự kiếm tiền nuôi bản thân, cũng như sẽ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì không biết quản túi tiền của mình.
Không có tiền nhưng vẫn thích khoe giàu sang
Cả Min Hwan và mẹ ruột đều có chung một sở thích, đó là khoác lác về độ giàu có của mình.
Trong Cô Đi Mà Lấy Chồng Tôi, mẹ Min Hwan hứa tặng cho con trai và con dâu một căn nhà sau đám cưới, thế nhưng hoá ra đó chỉ là nhà đi thuê. Hay trong buổi ra mắt giữa Min Hwan và người yêu cũ Ji Won, dù không quá dư dả nhưng bố mẹ Min Hwan vẫn diện các trang phục đắt tiền để tỏ ra mình là người sang trọng và có tiêu chuẩn cao.
Trong khi đó, cậu con trai Min Hwan cũng luôn xuất hiện với vẻ ngoài bóng bẩy tại công ty nhưng sau lưng thì lại thích ăn bám và mang khoản nợ khổng lồ. Khi cưới Soo Min, anh ta luôn một mực cho rằng cuộc sống hôn nhân của họ sẽ tốt, dù cả hai đều không có công việc ổn định. Đến cả chỗ ở, Min Hwan vẫn phải sống chung với mẹ chứ không thể tự mình thuê nhà để chuyển ra sống riêng cùng mẹ.
Bài học rút ra: Có một người mẹ liên tục khoe khoang về tiền bạc cũng khiến con cái có cái nhìn “màu hồng" và “không chạm đất" về tài chính. Thêm nữa, đồng ý rằng ai cũng muốn xuất hiện trước người ngoài với vẻ ngoài chỉn chu, đồng thời thể hiện hết thành tựu của mình. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sống trong khả năng cho phép của thu nhập. Đồng thời đừng lấy tiền bạc để làm thước đo cho chất lượng sống của bản thân và người khác.
Khi không thể bằng đồng nghiệp, điều Min Hwan làm đầu tiên là trách cứ bố mẹ không đủ cố gắng |
Cướp trắng tiền bạc của người khác
Trong kiếp trước, Min Hwan và mẹ ruột không ngần ngại ăn bám cô con dâu Ji Won trong nhiều năm. Cho đến khi Ji Won bị phát hiện mắc bệnh ung thư, mẹ chồng vẫn yêu cầu cô không được nghỉ việc. Bởi nếu không, họ sẽ không thể sống dư dả nhờ vào đồng tiền của Ji Won.
Sang kiếp mới, dù chưa ăn bám được Soo Min, nhưng mẹ ruột Min Hwan đã bộc lộ nhiều dấu hiệu yêu tiền và sẵn sàng cướp trắng tiền bạc của con dâu. Ngay sau đám cưới của con trai, bà đã lén bóc phong bì cưới để lấy tiền mừng của hai con. Hay tại buổi ra mắt của, mẹ Min Hwan đã vô cùng sửng sốt khi biết con trai mua tặng quần áo và túi hiệu cho bạn gái.
Bài học rút ra: Có một người mẹ yêu tiền đến mù quáng nên Min Hwan cũng không kém cạnh mẹ. Ở cả hai kiếp, người vợ Min Hwan chọn không phải người ta yêu, mà tại thời điểm đó, cô nào cũng đem lại cho anh ta ít nhiều lợi ích tài chính. Cụ thể, vợ cũ Ji Won là người biết kiếm tiền và sống cam chịu; trong khi vợ mới Soo Min có thể giúp anh ta lấy được căn nhà từ mẹ ruột để mang đi trả nợ. Hay trong kiếp cũ, vì yêu tiền nên Min Hwan đã đẩy Ji Won vào bàn, khiến cô ra đi sớm trong lúc tranh cãi tiền lời từ món bảo hiểm của vợ.
Tạm kết
Có thể nói, kết cục mất tiền, mất tương lai của Min Hwan là xứng đáng với mọi hành động của anh ta. Tuy nhiên, không thể không trách cứ bà mẹ đã dung túng con trai, khiến anh ta trở thành một “mama's boy" đích thực, không thể sống thiếu ví tiền của mẹ và vợ. Trong cuộc sống hôn nhân, bạn không những cần tránh một người chồng không biết chịu trách nhiệm tài chính mà còn cân nhắc với việc sống chung cùng mẹ chồng ích kỷ, hà tiện và chỉ thích bòn tiền của người khác.
Váy áo bất ổn ở đám cưới tiểu tam "Cô đi mà lấy chồng tôi": Hội bạn như đi bar chưa sốc bằng mẹ chồng
Chỉ riêng bộ sưu tập váy áo của các nhân vật cũng đủ để phá tan đám cưới tiểu tam ở "Cô đi mà lấy chồng tôi".