Cô gái 17 tuổi ngộ độc nặng, phải "rửa dạ dày" vì món ăn quen thuộc này

Nhiều người không biết quả đậu chúng ta hay ăn cũng có thể gây ngộ độc. Trường hợp của cô gái dưới đây là một ví dụ.

Đình Đình 17 tuổi đến từ Sơn Đông (Trung Quốc), bỏ học cấp ba và bắt đầu kinh doanh nhỏ ở Hàng Châu (Trung Quốc) cùng gia đình. Cha mẹ chỉ có cô là người con gái duy nhất nên rất yêu thương, không để cô phải làm việc nhà, nhưng gần đây, ông bà lâm bệnh, cha mẹ cô vội vã về quê chăm sóc.

Đình Đình không biết nấu ăn, ăn ở ngoài không thoải mái nên cô nghĩ đến việc tự mình nấu nướng. Muốn vừa giảm cân vừa bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe thì các món ăn nguyên bản là lựa chọn tốt nhất, cô rửa sạch hai quả dưa chuột và nửa ký đậu sống còn sót lại ở nhà, không chần hay nấu nướng mà ăn trực tiếp với nước tương.

  Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Kết quả là, trong vòng nửa giờ, Đình Đình bắt đầu đau bụng, tức ngực, hồi hộp, tê chân tay, chỉ sau hai bước chân cô cảm thấy chóng mặt và đau đầu. Đình Đình nhanh chóng gọi điện cho bạn trai và được đưa đến Khoa Cấp cứu của Bệnh viện trực thuộc số 1 thuộc Đại học Y Chiết Giang (Trung Quốc).

Rửa dạ dày, bổ sung điện giải... sau một ca phẫu thuật, các triệu chứng khó chịu của Đình Đình đã thuyên giảm, tình trạng ngộ độc đáng báo động cũng đã biến mất.

Bác sĩ Lục Nguyên Cường, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện trực thuộc số 1 thuộc Đại học Y Chiết Giang (Trung Quốc) giải thích trong đậu có chứa các độc tố như saponin, hemagglutinin, sapogenin phân hủy từ saponin có thể kích thích mạnh niêm mạc đường tiêu hóa, gây tắc nghẽn cục bộ, sưng tấy, viêm nhiễm, thậm chí buồn nôn, nôn, đau bụng.

  Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hàm lượng hemagglutinin cao trong cây họ đậu, được con người phát hiện vì nó có thể làm đông hồng cầu và gây độc đông máu, sau khi ăn vào có thể liên kết với các bộ phận cụ thể trên bề mặt tế bào ruột non, ảnh hưởng đến chức năng của ruột non và gây ra các triệu chứng ngộ độc. Đậu để lâu cũng sẽ sinh ra nitrit, cũng có thể gây ngộ độc.

Lưu ý khi ăn các loại đậu

Là "quốc rau" bởi giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị thơm ngon và sự phổ biến của nó, mọi người nên ăn các loại đậu, tuy nhiên, trước khi ăn nhớ nấu chín kỹ, bác sĩ Lục nhấn mạnh, khi mua có thể chọn những loại đậu mềm, dễ nấu hơn, còn có một hành động khác đặc biệt quan trọng - chần đậu sống trong nước sôi từ 5 đến 10 phút trước khi nấu, điều này có thể tiêu diệt hoàn toàn chất độc trong đậu.

Ngoài ra, nên loại bỏ lớp tơ (xơ) ở đầu và hai bên của đậu vì những phần này chứa độc tố và không ngon miệng. Dù là xào, áp chảo, chiên ngập dầu, hầm hay luộc, đậu đều phải được đun nóng cho đến khi mất màu xanh ban đầu và khi ăn không còn mùi đậu, không nên rút ngắn thời gian nấu vì màu sắc hoặc kết cấu giòn.

  Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Điều đặc biệt đáng nói là nếu xào ở nhiệt độ cao, tuy nhiệt độ dầu rất cao nhưng rất dễ bị nóng không đều, nhất là khi nấu với số lượng lớn (chẳng hạn như đãi tiệc…) không dễ nấu, lại có thể dễ dàng gây ngộ độc cho nhiều người, nhất định phải đun nóng và nấu chín hoàn toàn!

Nếu ngộ độc chưa lâu, biểu hiện nhẹ, có thể dùng ngón tay hoặc đũa kích thích gốc lưỡi gây nôn, có thể uống nhiều nước ấm để tự nôn. Có tình trạng ngộ độc nặng cần đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

Nguồn và ảnh: QQ, The Healthy

Mỹ Diệu

50 học sinh ở Kiên Giang nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

50 học sinh ở Kiên Giang nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Chiều 15/11, 50 học sinh Trường Tiểu học Trần Văn Ơn và Tiểu học Mạc Đĩnh Chi tại TP. Rạch Giá nhập viện khi đau bụng, nôn ói, tụt huyết áp sau bữa trưa tại trường.