Trong một dự báo ngoài sự đồng thuận từ các nhà hoạch định chính sách và Phố Wall, Deutsche Bank đã đưa ra một cảnh báo cấp thiết rằng việc tập trung vào kế hoạch kích cầu trong khi gạt bỏ lo ngại lạm phát sẽ là một sai lầm, ít nhất là trong ngắn hạn, sau đó là vào năm 2023 và xa hơn nữa.
Theo CNBC, phân tích đặc biệt chỉ ra các động thái của Cục Dự trữ Liên bang và khuôn khổ chính sách mới, khi họ chấp nhận một mức lạm phát cao để phục vụ cho mục tiêu phục hồi toàn diện và toàn diện.
Ngân hàng chỉ ra rằng quyết định không thắt chặt chính sách cho đến khi lạm phát tăng nhanh liên tục của Fed sẽ có tác động nghiêm trọng.
“Hậu quả của sự chậm trễ trong những hạnh động của Fed sẽ gián đoạn hoạt động kinh tế và tài chính nhiều lớn so với trường hợp cuối cùng thì Fed cũng "ra tay" kinh tế trưởng của Deutsche Bank - David Folkerts-Landau, và những nhà kinh tế khác cho biết. “Đổi lại, điều này có thể tạo ra một cuộc suy thoái đáng kể và tác động tiêu cực đến tài chính trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các thị trường mới nổi.”
Là một phần của cách tiếp cận đối với lạm phát, Fed sẽ không tăng lãi suất hoặc cắt giảm chương trình mua tài sản của mình cho đến khi thấy những mục tiêu trọng tâm của mình “tiến bộ đáng kể hơn nữa”. Nhiều quan chức của ngân hàng trung ương cho biết hiện chúng ta vẫn chưa tiến đến gần các mục tiêu đó.
Tuy nhiên trong khi đó những chỉ số như giá tiêu dùng và chi tiêu tiêu dùng cá nhân đều đang ở trên mức mục tiêu lạm phát 2%. Các nhà hoạch định chính sách khẳng định đà tăng giá hiện nay chỉ là tạm thời và sẽ phai mờ ngay khi tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và những tác động từ đại dịch biến mất.
Nhóm chuyên gia của Deutsche Bank không đồng tình với điều này, cho rằng các biện pháp kích thích mạnh tay và những thay đổi mang tính căn bản trong nền kinh tế vĩ mô sẽ khiến Fed gặp nhiều khó khăn khi đối phó với lạm phát.
"Đến năm 2023 lạm phát sẽ xuất hiện rõ ràng. Mặc dù rất đáng ngưỡng mộ khi Fed chuyển sang ưu tiên các mục tiêu an sinh xã hội, phớt lờ nguy cơ lạm phát giống như chúng ta đang đặt một quả bom nổ chậm vào nền kinh tế toàn cầu. Tác động của quả bom này là rất lớn, đặc biệt tại các nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất", ông Folkerts-Landau nói.
Hầu hết mọi người đều thấy lạm phát được chế ngự
Hầu hết phố Wall đều đồng tình với quan điểm của Fed và dự báo trong tương lai gần chính sách của Fed sẽ không thay đổi.
Jan Hatzius, chuyên gia kinh tế trưởng của Goldman Sachs, đưa ra những "lý do đủ mạnh" để ủng hộ Fed. Một trong số đó là dự đoán người lao động sẽ quay trở lại tìm kiếm việc làm trong những tháng tới, khi trợ cấp thất nghiệp đã hết và điều đó giúp giảm áp lực lên tiền lương.
Theo ông, áp lực giá cả hiện nay chủ yếu đến từ "vai trò lớn chưa từng thấy của các yếu tố ngoại vi" mà sẽ sớm suy yếu. Do đó Fed hoàn toàn có thể tuân theo kế hoạch từ từ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ.
Deutsche Bank nhận định đó là 1 sai lầm lớn.
Quốc hội đã thông qua hơn 5.000 tỷ USD kích thích liên quan đến đại dịch cho đến nay và Fed đã tăng gần gấp đôi bảng cân đối kế toán của mình thông qua việc mua tài sản hàng tháng.
Kích thích tiếp tục được đưa ra ngay cả khi nền kinh tế dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ khoảng 10% trong quý II và bức tranh việc làm đã tăng thêm trung bình 478.000 việc làm mỗi tháng vào năm 2021.
"Chưa có bao giờ cả chính sách tài khóa và tiền tệ đồng loạt được mở rộng nhiều đến vậy, và điều đó vẫn tiếp diễn trong khi sản lượng ở trên mức tiềm năng. Đó là lý do vì sao lần này câu chuyện lạm phát sẽ khác".
Nhóm chuyên gia của Deutsche nhận định làn sóng lạm phát sắp tới có thể giống với thời kỳ những năm 1970, thập kỷ mà mức lạm phát trung bình là 7% và nhiều lần lên đến mức 2 con số.
Giá thực phẩm và năng lượng tăng cao cùng với việc chấm dứt kiểm soát giá là những nguyên nhân chính.
Chủ tịch Fed lúc đó là Paul Volcker đã dẫn đầu nỗ lực kiềm chế lạm phát, nhưng cần phải sử dụng các đợt tăng lãi suất và gây ra suy thoái. Deutsche Bank lo lắng rằng một kịch bản như vậy có thể xảy ra một lần nữa.
“Đã có nhiều nguồn tăng giá đang thâm nhập vào nền kinh tế Mỹ. Ngay cả khi tăng giá chỉ là tạm thời trên giấy, chúng có thể đưa vào kỳ vọng giống như những năm 1970. Rủi ro khi đó là ngay cả khi chúng chỉ xuất hiện trong vài tháng nhưng khó có thể bị kiềm chế, đặc biệt là với kích thích quá cao", ông cho biết.
Deutsche Bank cho biết việc tăng lãi suất có thể “gây ra sự tàn phá trong một thế giới nợ nần chồng chất”, với các cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi, nơi tăng trưởng sẽ không thể vượt qua chi phí tài chính cao hơn.