Dòng "tiền rẻ" được bơm ra ồ ạt trên toàn cầu để kích thích đà hồi phục của các nền kinh tế, cộng với những tác động từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng thời gian qua đã khiến lạm phát đang trở lại với nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trước những tín hiệu này, chúng ta đang chứng kiến sự sôi động của nhà đầu tư ở thị trường bất động sản ở một số địa phương.
Câu chuyện đầu tư bất động sản chỉ có lợi khi nhà đầu tư chọn lựa miếng đất tốt, trong giá cả hợp lý và trong khu vực có thể tăng gía. Và đây là câu chuyện lại không liên quan nhiều đến lạm phát. Hiện chúng ta đang chứng kiến dòng vốn từ các nhà đầu tư F0 vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, riêng với thị trường bất động sản thì phải luôn là dòng tiền dài hạn, tức là khoản đầu tư không thể tính trong vòng 1-2 năm mà phải được đặt để vào thị trường này từ 3-5 năm may ra mới có sinh lợi tốt, tránh được rủi ro.
Nhìn vào lịch sử tăng giá của bất động sản trong 10 năm qua thì không thể phủ nhận, đây vẫn là kênh đầu tư truyền thống và vẫn tiếp tục hút tiền. Tuy nhiên, không phải cứ lạm phát, bỏ tiền vào bất động sản là có thể thu được lợi. Theo các chuyên gia, trong bối cảnh dù lạm phát thấp hay cao, riêng đối với thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới, dòng tiền của nhà đầu tư cần cẩn trọng với 2 yếu tố: Thứ nhất là không sử dụng đòn bẩy tài chính quá cao, thứ hai là không lướt sóng và đầu tư ngắn hạn.
"Sốt đất cục bộ" ở khu vực này, khu vực kia… là thông tin được chạy nhiều mặt báo trong thời gian gần đây, kéo theo tâm lý bầy đàn, sợ bỏ lỡ cơ hội của nhiều nhà đầu tư khi muốn bước chân vào thị trường bất động sản…Vấn đề đáng lo ngại nhất của thị trường bất động sản tới đây, chính là thanh khoản trên thị trường thứ cấp, nghĩa là giao dịch mua bán giữa các nhà đầu tư với nhau được cho là rất kém. Và điều này sẽ rất rủi ro vì người sau phải mua cao hơn người trước, trong khi đó, lãi suất cho vay ngân hàng có thể sẽ còn cao hơn nếu như lạm phát tăng.
Các gói kích cầu được tung ra, hoạt động đầu tư công đẩy mạnh, giá nguyên vật liệu và xăng dầu tăng, gián đoạn chuỗi sản xuất, cung ứng trước nguy cơ dịch bệnh phức tạp. Đây là yếu tố mà không ít nhà đầu tư cho rằng lạm phát tăng có thể xảy ra, và nhà đầu tư nên bỏ tiền vào bất động sản. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, năm 2022, lạm phát dự báo vẫn được Chính phủ kiểm soát tốt và nếu có tăng thì cũng ở mức không đáng lo ngại.
Chuyên gia khuyến nghị, nhà đầu tư không nên sử dụng đòn bẩy tài chính vượt quá 50% giá trị bất động sản. "Năm 2022, người dân sẽ có sự chọn lựa tốt hơn, và không có làn sóng vào bất động sản như là chúng ta nghĩ rằng lạm phát thì người ta sẽ đổ tiền vào. Bởi vì với lạm phát của chúng ta hiện nay và lãi suất ngân hàng cho vay với việc thanh khoản bất động sản, thì đầu tư bất động sản theo kiểu khư trú lạm phát không phải là chọn lựa tốt", tiến sĩ Đinh Thế Hiển nhận định.
Lạm phát ở Việt Nam, chúng ta không nên xem nó là một cái gì quá đáng sợ. Bởi vì chúng ta là nền kinh tế đang phát triển cho nên một mức độ lạm phát 4-5%, thậm chí là hơn một chút thì vẫn chấp nhận được. Tất nhiên có một số hàng hoá tăng rất mạnh sẽ ảnh hưởng đến đời sống của số đông người dân nhưng xét trên bình diện chung của nền kinh tế thì đó là mức lạm phát không quá đáng sợ.
Với Việt Nam, trong kỳ họp Quốc hội gần nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết áp lực lạm phát năm 2022 là rất cao. Trước những tín hiệu này, chúng ta đang chứng kiến sự sôi động của thị trường bất động sản ở một số địa phương. Nguyên nhân được cho là đến từ tâm lý lo ngại lạm phát sẽ ở mức cao hơn những năm gần đây của nhiều người dân, nhà đầu tư.
Đã không ít dự báo từ giới đầu tư cho rằng, lạm phát sớm muộn sẽ xảy ra trong giai đoạn năm 2022-2023 khi giá nguyên vật liệu tăng cao, gói tiền hỗ trợ nền kinh tế 800.000 tỷ đang được đề xuất sớm đi vào thị trường… Với loạt tín hiệu này, nhiều nhà đầu tư cho rằng, khi tiền rẻ thì bất động sản chính là kênh đầu tư hấp dẫn nhất. Và nếu lạm phát xảy ra thì càng nên đổ tiền vào bất động sản.Tuy nhiên, ở góc nhìn thận trọng, TS. Đinh Thế Hiển lại cho rằng, lạm phát sẽ không xảy ra.Lý giải cho nhận định này, vị chuyên gia kinh tế nói, nhiều người nghĩ lạm phát xảy ra khi gói 800.000 tỷ được bơm vào nền kinh tế.
Nếu thiếu hàng thì tình trạng này chỉ diễn ra trong ngắn hạn, tức là khi các địa phương phải thực hiện chính sách giãn cách. Nhưng sau đó, tình trạng này đã không còn. Quan sát giá tại các siêu thị, chợ, việc tăng giá hàng hoá, nông sản, thực phẩm không hề có. Ngay cả việc, một số chủ tiệm tăng giá "tát nước theo mua" cũng chỉ được thời gian ngắn và khó bán do các nhiều cơ sở kinh doanh khác dồi dào hàng hoá. Nhất là tới đây, nếu ai bán hàng cố tình làm tăng giá thì còn bị quản lý, xử phạt.
Nhật Hạ
(Tổng Hợp)