Giá Bitcoin tiếp tục tiến gần mốc 60.000 USD

Giá tiền ảo hôm nay, 6/4 tăng đồng loạt trong top 10, tổng vốn hóa đạt hơn 1.987 tỷ USD. Bitcoin đang tiến sát mốc 60.000 USD, hiện đứng ở 59.369,5 USD vào lúc 7h20.

Tiền ảo hôm nay, 6/4 ghi nhận giá Bitcoin ở mức 59.369,5 USD vào lúc 7h20, tăng 1,16% so với 24 giờ trước. Vốn hóa thị trường hiện ở mức 1.108,7 tỷ USD.

Nhóm 10 đồng tiền ảo dẫn đầu về vốn hóa trên Coinmarketcap phần lớn tăng giá. Đồng tiền lớn thứ 2 là Ethereum, đang giao dịch ở mức 2.122,65 USD/ETH, tăng 1,58% so với giá hôm qua.

Đồng Tether giảm 0,02% so với 24 giờ trước, ghi nhận mức 1 USD.

capture.jpg
Top 10 tiền ảo có giá trị cao nhất (ghi nhận vào 7h20 ngày 6/4/2021).

XRP hôm nay tăng 43,96% giá trị, ở mức 0,9116 USD/XRP. Đồng Litecoin tăng 7,58% giá trị, ở mức 220,4 USD.

Bitcoin Cash tăng 13,86%, có giá 642,66 USD. Đồng Polkadot hôm nay tăng 4,08% giá trị, đang ở mức 46,65 USD. Đồng Binance Coin hôm nay tăng 4,63% giá trị, lên 366,82 USD.

Với việc tăng giá các đồng tiền lớn như BTC hay ETH, tổng vốn hóa thị trường tiền ảo đang duy trì ở mức 1.987,5 tỷ USD, cao hơn 38,8 tỷ USD so với 24 giờ qua.

gg.jpg

Tại ngày 14/3, Bitcoin đã vượt mức 61.261 USD. Sự bùng nổ giá Bitcoin trên thị trường tiền mã hóa thế giới những tháng qua đã đưa tổng giá trị của đồng tiền kĩ thuật số này trên thị trường vượt ngưỡng 1.000 tỷ USD.

Nên nhớ rằng nếu xét về giá trị doanh nghiệp, số doanh nghiệp trên thế giới đã từng và hiện giờ có mức vốn hóa trên 1.000 tỷ USD chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, như Apple, Công ty Dầu khí Saudi Aramco, Microsoft, Amazon.

Như vậy, sau cú rơi cuối năm 2017 đầu năm 2018, Bitcoin đã trở lại ngoạn mục cùng với đà tăng chung về giá trị của thị trường tiền mã hoá.

Tuy nhiên, nhìn chung trên thế giới, thị trường giao dịch Bitcoin nói riêng và tiền mã hoá nói chung vẫn đang được xem là không chính thống và không chính thức. Đa phần chính phủ các nước không công nhận tiền mã hoá là một loại tiền tệ, và không được qui định là phương thức thanh toán hợp pháp. Việc các cá nhân, tổ chức giao dịch bằng Bitcoin với nhau, hoặc giao dịch trên các sàn quốc tế, chỉ mang tính cá nhân hoặc cục bộ.

Tuy nhiên gần đây, ngày càng có nhiều thông tin về nhiều tổ chức nổi tiếng trên thế giới, đã cởi mở hơn trong việc nhận thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ bằng tiền mã hoá, như tổ chức thẻ lớn nhất thế giới Visa, Công ty sản xuất xe điện Tesla của tỉ phú Elon Musk, Ví điện tử số 1 thế giới Paypal, tạp chí uy tín hàng đầu thế giới TIME…

Sự tranh cãi vẫn còn, sự dè chừng chưa dứt. Tuy nhiên, ngay tại những quốc gia có nền công nghệ hùng mạnh nhất, có độ mở về kinh tế lớn và tư duy thị trường phát triển ở mức độ cao, tiền mã hoá vẫn đang được đối xử ở thái độ trung tính từ phía chính quyền.

Đơn cử như ở Mỹ, chính phủ chưa cho phép sử dụng tiền mã hoá làm phương thức thanh toán hợp pháp. Tuy nhiên, sau rất nhiều ý kiến của các nghị sĩ yêu cầu chính phủ cấm đoán tiền mã hoá. Chính quyền Tổng thống Trump trước đây và chính quyền Tổng thống Biden hiện nay vẫn không đưa ra lệnh cấm.

Không ít tổ chức, thậm chí trong đó có cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn của Mỹ đã và đang hậu thuẫn cho một số đồng tiền mã hoá để giao dịch, thanh toán, và chính phủ Mỹ không can thiệp.

Đến thời điểm này, cần nhìn nhận một cách nghiêm túc và cởi mở rằng, công nghệ Blockchain được hầu hết nhà khoa học, chuyên gia, chính phủ công nhận và ứng dụng. Tuy nhiên, nhiều đồng tiền mã hoá phát triển trên công nghệ này vẫn còn bị dè chừng.

Một phần, vì đụng đến lĩnh vực tiền tệ rất cần thận trọng. Tuy nhiên, cũng đến lúc không thể lảng tránh việc trả lời cho câu hỏi: Vì sao Bitcoin và các đồng tiền mã hoá khác đang phát triển mạnh và bùng nổ về giá, dần được nhiều tổ chức chấp nhận? Lí do để nó có thể tồn tại và phát triển là gì?

Một nhà đầu tư kinh nghiệm trong lĩnh vực tiền mã hoá nói chung và Bitcoin nói riêng cho rằng, chính phủ Mỹ cũng như giới tư bản Mỹ có thể giữ thái độ trung tính đối với tiền mã hoá.

Vì thứ nhất, họ không vội cấm đoán, dập tắt một công nghệ mới đưa đến khả năng một loại tiền tệ mới, để sau này nếu thành hiện thực thì không bị tụt hậu với trào lưu, và thậm chí trở thành tiên phong, dẫn đầu trào lưu cùng với các lợi ích kinh tế đi kèm.

Thứ hai, họ chưa cho phép hay ủng hộ giao dịch bằng tiền mã hoá vì chưa quản lí được, có thể gặp rủi ro lớn, ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và nền kinh tế.

(Tham khảo: Cointelegraph)

THUẬN TIỆN