Giá đất tăng trong sự ngỡ ngàng

Từ đầu năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến thị trường bất động sản Việt Nam bị “đóng băng” trong nửa năm, hàng trăm sàn giao dịch phải đóng cửa, và giới “cò” đất trong thời điểm này đều ngồi chơi, chờ đợi dịch bệnh đi qua. 

So với trước Tết, giao dịch liên quan đến đất nền không nhiều. Kể cả trong năm 2020, so với những năm trước, số người vào văn phòng giao dịch đất nền tăng khoảng 10 - 15%. Không đến nỗi “sốt” như nhiều người nói”.

Khi mới nghe ngóng được thông tin, giới đầu cơ, “cò” đất đã ùn ùn kéo về 2 khu vực trên để môi giới, thổi giá, “lướt sóng”... gây mất trật tự ở địa phương. Sau khi báo chí vào cuộc phản ánh, phân tích, địa phương khuyến cáo thì các đối tượng đầu cơ, “cò” đất nhanh chóng rút đi, để lại các “nhà đầu tư” ngơ ngác với giá đất rơi về “mặt đất”.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho hay, thời điểm sau Tết, giá bất động sản tại một số huyện ngoại thành Hà Nội tăng nhưng chưa phải tăng theo giá trị đầu tư thật, mà chủ yếu do những nhà đầu cơ, lướt sóng, tập trung vào những khu vực thị trường “nóng”, ăn theo thông tin quy hoạch, đề xuất dự án hạ tầng hoặc thông tin lên quận huyện.

Từ giữa năm 2020 đến nay, khi dịch bệnh đang được kiểm soát, thị trường bất động sản được phép hoạt động trở lại, nhiều “cò” đất đã phải bắt tay vào “làm nóng thị trường", tạo ra nhiều chiêu trò để “bẫy” nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm.

Sau những cơn sốt đất ảo đi qua, hầu hết các khu vực bị đẩy giá, thổi giá đều sẽ nhanh chóng quay trở lại giá trị thực của nó và những “nhà đầu tư” cũng nhanh chóng vỡ mộng làm giàu, thậm chí lâm cảnh nợ nần khi những khoản đầu tư, mua đất có thể từ tiền vay mượn người thân, ngân hàng.

Với sốt đất ăn theo dự sân bay phải kể đến điển hình là khi có thông tin về dự án sân bay ở Ứng Hòa, Hà Nội (trong năm 2020) hay Phan Thiết, Bình Thuận (trong năm 2019). Tại Ứng Hòa, dự án mới chỉ dừng lại ở mức đề xuất bố trí sân bay thứ 2 trong vùng Thủ đô Hà Nội nhưng đủ để thị trường “dậy sóng”, giá đất tăng theo ngày, tăng 100 - 200 triệu/lô. Tại xã Thiện Nghiệp, nơi sẽ xây dựng sân bay Phan Thiết, lúc cao điểm, giá cũng được đẩy từ 1 - 2 tỷ đồng/ha lên 10 - 15 tỷ đồng/ha tùy vị trí.

Thực tế là đến nay, dự án sân bay Phan Thiết vẫn đang “dậm chân tại chỗ”, dự kiến khởi công năm 2015 nhưng đến nay vẫn là bãi đất hoang. Còn sân bay Ứng Hòa vẫn trong diện cân nhắc, bởi theo đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt thì có tới 4 phương án được đưa ra nghiên cứu.

Những ngày gần đây, báo chí liên tục đưa tin huyện Hớn Quản đang là điểm nóng về đất đai của tỉnh Bình Phước, sau khi có thông tin lãnh đạo địa phương khảo sát vị trí lập dự án sân bay lưỡng dụng Técníc.

Mọi thứ mới chỉ dừng lại ở chủ trương. Tuy nhiên, ngay sau khi lãnh đạo tỉnh Bình Phước và huyện Hớn Quản đi khảo sát thực tế, giá đất khu vực này đã được môi giới, đối tượng đầu cơ trong và ngoài tỉnh đẩy lên cao gấp nhiều lần so với giá trị thực tế.

Cụ thể, tại khu vực xã An Khương, giá các lô đất mặt tiền đường nhựa chỉ trong khoảng ba ngày đã tăng từ 100 triệu đồng/1 mét ngang lên 300 - 400 triệu đồng, thậm chí ở một số vị trí đẹp cán mốc 450 triệu đồng.

Đặc biệt, tại các vùng lân cận nơi được khảo sát lập đề án quy hoạch sân bay, một số mảnh đất cách vị trí được cho là cổng sân bay khoảng 1,5km, giá đất từ 300 - 500 triệu chỉ sau vài ngày sang tay qua lại vài chủ đất mới đã lên con số hàng tỷ đồng.

Từ sau Tết nguyên đán Tân Sửu 2021, tại một số khu đô thị ở Đà Nẵng, nhiều sàn giao dịch bất động sản (BĐS) đua nhau mở cửa trở lại. Một số nhân viên môi giới, cò đất cũng đồng loạt tung thông tin đất nền Đà Nẵng "nóng" trở lại để thu hút khách hàng. Họ một mặt rao bán các lô đất với giá "sụp hầm", đồng thời khẳng định đây là thời điểm vàng để đầu tư.

Nơi được giới cò đất nhắm đến để tạo sóng chủ yếu là các khu đô thị phía Nam Đà Nẵng như Hòa Xuân, Hòa Quý, FPT, Phước Lý, Hòa Liên... Giá đất ở những khu này được "cò" tung giá cao hơn so với thời điểm trước Tết nguyên đán từ 100 đến 200 triệu đồng tùy vào vị trí. Cụ thể, những lô đất khoảng 100 m2 ở Hòa Xuân được "cò" rao bán với giá tầm 2,7 - 3 tỉ đồng/lô. Một số lô đất ở khu đô thị Phước Lý được rao bán khoảng 1,9 - 2,3 tỉ đồng.

Nhiều “cò” đất còn phao tin “có đại gia từ Hà Nội, TP.HCM đang tìm mua, gom đất vùng ven; hay đất Đà Nẵng, Cần Thơ… đang ấm trở lại từ sau Tết, đến tháng 3 là tăng cao,…”. Sau khi trao đổi thông tin qua mạng xã hội, những cuộc thăm dò thực tế các lô đất đã diễn ra.

Nhật Hạ

( Tổng Hợp)