Giá dầu tăng khoảng 2% lên gần mức cao nhất trong 3 tháng do nguồn cung hạn hẹp, nhu cầu xăng tại Mỹ đang tăng, hy vọng về các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc và việc mua vào theo yếu tố kỹ thuật.
Chốt phiên 24/7, dầu Brent tăng 1,67 USD hay 2,1% lên 82,74 USD/thùng, trong khi dầu WTI tăng 1,67 USD hay 2,1% lên 78,74 USD/thùng. Đây là mức đóng cửa cao nhất đối với dầu Brent kể từ ngày 19/4 và đối với dầu WTI kể từ ngày 24/4, do cả hai hợp đồng bị đẩy vào vùng mua quá mức về mặt kỹ thuật.
Cả hai loại dầu thô này đã tăng trong 4 tuần liên tiếp với nguồn cung dự kiến thắt chặt do việc cắt giảm sản lượng của Tổ chức OPEC và các đồng minh được gọi là OPEC+.
Tại Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai, các nhà lãnh đạo đã cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách cho nền kinh tế trong bối cảnh phục hồi sau đại dịch COVID, tập trung vào việc thúc đẩy nhu cầu trong nước.
Tuy nhiên, dữ liệu giảm giá trong khu vực đồng euro và Mỹ nhấn mạnh sự yếu kém trên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
Tại khu vực đồng euro, hoạt động kinh doanh giảm nhiều hơn dự kiến trong tháng 7 do nhu cầu trong lĩnh vực dịch vụ của khối đã giảm trong khi sản xuất công nghiệp giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ bắt đầu COVID-19.
Tại Mỹ, hoạt động kinh doanh chậm lại xuống mức thấp nhất 5 tháng trong tháng 7, bởi tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ giảm, nhưng giá đầu vào đang giảm và việc tuyển dụng chậm lại cho thấy Cục Dự trữ Liên bang MỸ (FED) có thể đạt được tiến bộ trong nỗ lực giảm lạm phát.
Các nhà đầu tư đã định giá Fed và ECB tăng lãi suất 1/4 điểm trong tuần này vì thế sự tập trung sẽ là những gì Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch ECB Christine Lagarde nói về tăng lãi suất trong tương lai. Lãi suất tăng làm tăng chi phí vay mượn và có thể làm chậm sự tăng trưởng kinh tế và làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
(Nguồn: Reuters)