Giới siêu giàu Mỹ đi đâu để trốn dịch COVID-19?

Giống như tất cả mọi người trên khắp Hoa Kỳ, giới nhà giàu Mỹ đang chuẩn bị tâm thế cho đợt bùng phát Covid-19 toàn cầu.

Mỹ tung 8,3 tỷ USD đối phó dịch COVID-19

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC US), tính đến hôm 5/3, số người nhiễm Covid-19 tại bang New York đã tăng lên thành 22, trong khi 2 bang mới ghi nhận các ca nhiễm đầu tiên.

Theo Reuters, trong một cuộc họp báo hôm 5/3, Thống đốc bang New York Andrew Cuomo cho biết, việc xét nghiệm đã được tăng cường sau khi chính phủ liên bang cho phép tiểu bang này sử dụng các phòng thí nghiệm bổ sung. Việc xét nghiệm nhiều hơn đồng nghĩa với việc số ca dương tính chắc chắn sẽ tăng lên.

Theo New York Times, hiện số ca bệnh Covid-19 ở Mỹ là ít nhất 210, trong đó ít nhất thêm 52 ca mới được ghi nhận trong ngày 5/3 (giờ địa phương). Số ca tử vong đến nay là 12, với ca tử vong thứ 12 được ghi nhận ở bang Washington.

Thống đốc bang Maryland, ông Larry Hoga cho hay bang này vừa ghi nhận 3 ca bệnh Covid-19. Như vậy đã có 5 bang có ca bệnh Covid-19 ở Mỹ, gồm Tennessee, Texas, California, Washington và Maryland.

Số người chết vì Covid-19 tại Mỹ là 12 người, trừ một ca còn lại đều ở bang Washington. Bang này có một ổ dịch với ít nhất 19 người nhiễm tại khu vực Seattle. Ca tử vong còn lại, được công bố hôm 4/3, là ở bang California.

Thượng viện Mỹ hôm 5/3 thông qua dự luật ngân sách 8,3 tỷ USD để ứng phó với dịch bệnh, một ngày sau khi Hạ viện chuẩn thuận. Dự luật giờ đây sẽ được chuyển cho Tổng thống Donald Trump ký thành luật.

Hơn 3 tỷ USD trong gói ngân sách sẽ được dùng vào việc nghiên cứu và điều chế vaccine cho Covid-19.

Giới siêu giàu Mỹ đi đâu để trốn dịch COVID-19?

  Ken Langone, người đồng sáng lập Home Depot Inc.

Ken Langone, người đồng sáng lập Home Depot Inc.

Theo đó, tỉ phú Ken Langone - người đồng sáng lập của Home Depot Inc. - theo dõi cuộc họp báo của Tổng thống Donald Trump về tình hình dịch bệnh, tự hỏi liệu các phương tiện truyền thông có đang làm quá vấn đề lên hay không.

Mặc dù vậy, để phòng ngừa những nguy cơ, ông này cũng đã thực hiện hai cuộc gọi điện thoại quan trọng.

Một cuộc cho GĐ điều hành của trung tâm nghiên cứu y học mang tên mình NYU Langone Health, và một cuộc cho nhà nghiên cứu khác tại trung tâm này.

Cả hai đều trấn an ông nên yên tâm.

"Tất cả những gì tôi được nghe từ những người có hiểu biết chuyên ngành hơn mình là: 'Đến hiện tại đây chỉ là một dịch cúm nặng", Langone cho biết.

Theo ông Langone, tháng này ông có kế hoạch trở lại New York cho một cuộc hẹn, nếu cảm thấy sức khỏe có vấn đề, ông sẽ đến NYU Langone để khám. Song vị tỷ phú không mong mình sẽ phải điều trị đặc biệt.

Nhiều tỷ phú cùng các nhân vật trong giới thượng lưu Mỹ cũng tỏ ra khá bình tĩnh.

Giới tài phiệt thì có đủ tiềm lực kinh tế để đối phó với trường hợp đại dịch bùng phát và gây ảnh hưởng đến mình.

Các nhân vật trong giới tỷ phú có thể thoải mái đi chuyên cơ đến một vùng đất xa xôi và an toàn để tránh dịch, hay gọi điện tham vấn các lãnh đạo hàng đầu thế giới để tiếp cận các dịch vụ y tế xa xỉ.

  Tại siêu thị Mỹ, các kệ thực phẩm trống trơn.

Tại siêu thị Mỹ, các kệ thực phẩm trống trơn.

Charles Stevenson - từng là chủ tịch hội đồng quản trị lâu năm tại đại lộ Park Avenue, nơi tập trung nhiều tỷ phú - cho hay ông không lo sợ lắm.

"Tôi không cảm thấy lo lắng, dịch bệnh không ở gần tôi lúc này. Nếu mọi người trong khu vực bị nhiễm virus corona, tôi sẽ rời khỏi đây ngay".

Theo tỷ phú này, ông có thể bay đến  Idaho - nơi được xem là địa điểm "đi trốn" của giới đại gia giàu và quyền lực phương Tây - để sống cách biệt trong nhà của mình. Gia đình ông cũng có thể đi cùng nếu họ muốn.

"Họ có cả một 'hệ thống phòng thủ' cho các nguy cơ xấu", Jordan Shlain - bác sĩ nội khoa, đối tác quản lý của hãng cung cấp dịch vụ y tế cao cấp Private Medical - nói. Ông cho biết giới nhà giàu đang mua sắm hàng trăm bộ đồ bảo hộ cao cấp.

  Một phụ nữ đeo khẩu trang bảo vệ vào ngày 28/2.

Một phụ nữ đeo khẩu trang bảo vệ vào ngày 28/2.

Jewel Mullen, phó hiệu trưởng tại Đại học Texas tại Trường Y Dell của Austin cho biết hàng triệu người Mỹ không đủ điều kiện để dự trữ vật tư y tế, họ có thể sẽ phải bỏ lỡ công việc để đến cơ sở y tế. Không phải ai cũng có điều kiện để tham vấn các chuyên gia y tế riêng như người giàu.

"Rõ ràng những nguồn lực như tiền bạc, phương tiện đi lại, thông tin y tế giúp người ta có lợi thế để phòng tránh, hỗ trợ tạo nên những kịch bản để đối phó thảm họa, giúp họ yên tâm hơn khi đối mặt dịch bệnh", ông Mullen cho hay.

NGỌC CHÂU (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương