Góc nhìn thị trường từ vụ đấu giá đất Thủ Thiêm

Sự vận động của cơ chế thị trường, của cuộc đua giữa những người tham gia đấu giá và thỏa mãn nhu cầu của họ khi đấu giá và trúng đấu giá. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc "đấu giá đất Thủ Thiêm là điển hình làm nhiễu loạn thị trường"...

Không bình luận về việc "Có ý kiến cho rằng đấu giá đất Thủ Thiêm là điển hình làm nhiễu loạn thị trường", chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho biết, ông có quan điểm và cách nhìn khác với nhiều người trong vụ đấu giá đất Thủ Thiêm 2,4 tỷ đồng/m2 đang xôn xao dư luận.

Thừa nhận với PV Dân Việt, giá trúng đấu giá lần này có thể cao bất ngờ song theo ông Ánh, điều này phản ánh chân thực sự vận động của cơ chế thị trường, của cuộc đua giữa những người tham gia đấu giá và thỏa mãn nhu cầu của họ khi đấu giá và trúng đấu giá.

"Cái mất (mong có) ở đây chính là mất đi nhưng phi vụ đi đêm, thông đồng móc ngoặc để biến tài sản Nhà nước thành của riêng với giá rẻ", ông Ánh nói. Ông nhấn mạnh, cuộc đấu giá diễn ra công khai với hàng chục lần nâng giá đấu quyết liệt cho thấy hơi thở của thị trường đang thổi vào một lĩnh vực nhiều năm nay vẫn còn tranh tối tranh sáng giữa cơ chế xin - cho với cơ chế thị trường đích thực.

"Cái được lớn nhất từ mức trúng đấu giá ngất ngưởng này chính là phản ánh mức độ hấp dẫn của bất động sản Thủ Thiêm, của TP.HCM và cả nước, ít nhất là ở góc nhìn của nhiều nhà đầu tư bất động sản trong và ngoài nước. Trong sự vận động của thị trường bất động sản đầy sức hấp dẫn đó có cả nụ cười xen lẫn nước mắt và không ai chắc chắn rằng người trúng đấu giá vừa thiết lập kỷ lục tại Thủ Thiêm sẽ khóc hay cười", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Tại phiên thảo luận tại tổ chiều 4/1 về gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết: Trái phiếu doanh nghiệp huy động vốn đạt trên 155.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với trước đây. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn tồn tại những lỗ hổng, hiện nay Bộ Tài chính đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa lại Nghị định 153/2020/NĐ-CP Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, lỗ hổng được Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhắc đến đó là việc doanh nghiệp không đủ điều kiện nhưng vẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo, chiếm dụng vốn của các nhà đầu tư khác và có thể làm nhiễu loạn thị trường. "Chúng tôi phải siết lại để làm lành mạnh trên thị trường chứng khoán. Vì có những trường hợp vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nhưng vẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lấy tiền về để buôn bán bất động sản,… Chẳng hạn đấu giá đất Thủ Thiêm là một điển hình đối với việc làm nhiễu loạn thị trường", ông Phớc đề cập

Trước câu hỏi của PV về dấu hiệu nhiễu loạn thị trường của vụ đấu giá đất Thủ Thiêm bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói thêm: Thị trường hiện nay đang giao dịch với mức giá như thế này, trong khi giá của "anh" đưa ra tăng gấp 3, 4 thậm chí nhiều lần rõ ràng là vấn đề bất thường. Còn bất thường như thế nào phải chờ thanh tra kiểm tra mới rõ.

Có những ý kiến cho rằng, với mức giá "siêu đắt" như thế thì nhà đầu tư có thể làm gì với lô đất này, xây chung cư 25 tầng bán cả hàng trăm tỷ như thế thì sao bán được,... nhưng thực tế, giá trị của nó là giá trị cộng hưởng của khu phức hợp. Cũng giống như tôi mua chung cư nhưng thực tế không chỉ là trả tiền cho diện tích căn hộ tôi sở hữu mà còn cho cả hạ tầng chung, khu vui chơi giải trí,…

Quay trở lại với khu đô thị mới Thủ Thiêm, đây là khi đô thị được quy hoạch một trung tâm tài chính quốc tế, tạo ra giá trị phức hợp và điều này được phản ánh vào giá cả. Tức là, nếu 2,4 tỷ đồng/m2 nếu chỉ tính lô đất đó thì nó là ảo nhưng nhìn vào 1 giá trị lớn, tổng thể thì về một mặt nào đó có thể chấp nhận được theo quan điểm của nhà đầu tư.

Tổng Hợp