Hội thảo “Kinh tế đô thị trong quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam”

Hoàng Toàn

Chiều ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng và Ban Kinh tế Trung ương bảo trợ cho Viện Nghiên cứu Kinh tế xây dựng và Đô thị tổ chức hội thảo với chủ đề “Kinh tế đô thị trong quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam”.
Toàn cảnh hội thảo “Kinh tế đô thị trong quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam”.
Toàn cảnh hội thảo “Kinh tế đô thị trong quy hoạch, xây dựng và phát triển bền vững đô thị Việt Nam”.

Hội thảo là một sự kiện nằm trong chuỗi Hội nghị Đô thị toàn quốc Việt Nam năm 2022 và thực hiện Nghị quyết số 06/2022 của Bộ Chính trị nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung trên của Nghị quyết số 06-NQ/TW đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đô thị trên cả nước hòa. Đây là sự kiện chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam (08-11), tạo động lực và khí thế mới để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Nghị quyết 06-NQ/TW và Chương trình hành động của Chính phủ đã đề ra.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Bùi Hồng Minh
Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Bùi Hồng Minh

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, ông Bùi Hồng Minh cho biết: Kinh tế của khu vực đô thị có một vai trò rất quan trọng, xác định kinh tế quốc dân, xác định được tầm quan trọng của kinh tế đô thị. Theo nghị quyết, Bộ Xây dựng nhận thấy một số cá thể cần phải tiếp tục làm rõ và nghiên cứu triển khai.

Trước hết là phải làm rõ nội hàm kinh tế đô thị cả về lý luận và thực tiễn và cơ sở pháp lý để thống nhất về nhận thức làm cơ sở cho việc triển khai nguồn vốn. Theo đó, kinh tế đô thị không chỉ là kinh tế công nghiệp, dịch vụ trong một đơn vị hành chính mà còn gắn liền với chuỗi giá trị nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ …

Lựa chọn mô hình phát triển đô thị hợp lý, có hưởng to lớn đến kinh tế đô thị, theo đó là quy hoạch đô thị sẽ quyết định quy mô phát triển đô thị hợp lý, quy hoạch đô thị quyết định đến hiệu quả sử dụng đất đai đô thị, tạo ra không gian cho việc phát triển kinh tế đô thị, không gian trên mặt đất, không gian ngầm hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phát triển kinh tế đô thị vốn là nhiệm vụ then chốt, trong đó tập trung cho các chính sách quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, quy hoạch…

Ưu tiên các chính sách thì huy động tối đa của lực xã hội về vốn, về kinh nghiệm, về công nghệ để đầu tư vào khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị, nâng cao hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội từ không gian quy hoạch đô thị. Các dự án đầu tư xây dựng, chỉnh trang, tái dương thì có vai trò quan trọng đối với kinh tế đô thị đối với mô hình quản lý đô thị để nâng cao hiệu quả của đô thị và thiết lập chính quyền đô thị. Bộ Xây dựng mong muốn thông qua hội thảo này sẽ đóng góp nhất định để làm sáng tỏ thêm các nhiệm vụ trên.

TS Nguyễn Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện NCKTXD nghiên cứu kinh tế xây dựng và Đô thị
TS Nguyễn Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện NCKTXD nghiên cứu kinh tế xây dựng và Đô thị

Cũng Tại Hội thảo này, TS Nguyễn Hồng Hạnh, Viện trưởng Viện NCKTXD nghiên cứu kinh tế xây dựng và Đô thị, chia sẻ: Đô thị đóng vai trò là trung tâm hạt nhân quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các quốc gia. Đô thị hoá là tất yếu khách quan, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong thời gian vừa qua và sắp tới.

Ở Việt Nam hiện nay tỷ lệ đô thị hóa đã đạt tỷ lệ khoảng gần 40% với hơn 860 đô thị. Không gian đô thị được mở rộng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng sống của người dân đô thị từng bước được nâng cao, kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng ở mức cao, đã đóng góp hơn 70% tổng thu nhập quốc nội (GDP), dự kiến đến năm 2030 khoảng 85%. Bước đầu đã hình thành các cực tăng trưởng kinh tế, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm nông nghiệp chất lượng cao, trung tâm năng lượng xanh… trong cả nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế như tỷ lệ đô thị hóa chưa đạt yêu cầu, phát triển đô thị theo chiều rộng là chủ yếu, lãng phí về đất đai, mức độ tập trung kinh tế còn thấp.

Quá trình phát triển đô thị chưa gắn kết đồng bộ với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới. Kết cấu hạ tầng đô thị chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dân số và kinh tế khu vực đô thị. Khả năng tiếp cận dịch vụ công và phúc lợi xã hội của người nghèo và lao động di cư tại đô thị còn thấp và nhiều bất cập. Năng lực quản lý đô thị còn yếu và chậm đổi mới…

Hội thảo có sự tham gia của PGS TS Bùi Thị An phó chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam đại biểu quốc hội khoá 13, chủ tịch hội Nữ trí thức Hà Nội.
Hội thảo có sự tham gia của PGS TS Bùi Thị An phó chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam đại biểu quốc hội khoá 13, chủ tịch hội Nữ trí thức Hà Nội.

Tại buổi Hội thảo có đến 16 bài tham luận của các nhà khoa học, các chuyên gia giàu kinh nghiệm đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học lớn trong cả nước và quốc tế với các chủ đề xoay quanh vị trí, vai trò và các giải pháp về phát triển kinh tế đô thị từ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành, chính sách công, dịch vụ trong đô thị, công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, tái thiết đô thị,…

Các đại biểu chụo ảnh lưu niệm tại hội thảo
Các đại biểu chụo ảnh lưu niệm tại hội thảo

Hội thảo đã nhận được nhiều đóng góp, nhiều kiến nghị hay đối với công tác quản lý nhà nước của ngành xây dựng nói chung mà trực tiếp là Bộ Xây dựng và các địa phương trong công tác triển khai thực hiện giải pháp thứ 6 của Nghị quyết 06-NQ/TW của Bộ Chính trị là:“Phát triển kinh tế khu vực đô thị; đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị”.

Thông qua Hội thảo, khẳng định tầm quan trọng của lĩnh vực kinh tế đô thị trong quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.