Khuyến nghị cổ phiếu 19/12: VGC, IJC, VCB, PC1, NLG

VGC, IJC, VCB, PC1, NLG là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 19/12, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị VGC: Trung lập

CTCK Bảo Việt – BVSC: Tổng Công ty Viglacera - CTCP (HOSE: VGC) là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vật liệu xây dựng (kính, gạch ốp lát và sứ vệ sinh), đồng thời là chủ đầu tư của 11 khu công nghiệp với 879 ha đất còn lại sẵn sàng cho thuê tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Trong đó, một số khách hàng lớn của VGC như Samsung, Accor,….

SSI kỳ vọng VGC trong dài hạn sẽ có thể duy trì lợi nhuận ổn định từ các khu công nghiệp hiện có. VGC hiện giao dịch với P/E năm 2022 và 2023 lần lượt là 11,1x và 15,3x. SSI đưa ra giá mục tiêu là 45.500 đồng/cổ phiếu (tương đương với tiềm năng tăng giá là 6%), và khuyến nghị TRUNG LẬP đối với cổ phiếu VGC.

Khuyến nghị cổ phiếu 19/12: VGC, IJC, VCB, PC1, NLG - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu VGC trong 1 tháng.

Khuyến nghị IJC: Chốt lãi cổ phiếu tại mức 13.000 đồng/CP

CTCK BIDV – BSC: IJC (Công ty CP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật) đang hình thành xu hướng hồi phục khá tốt sau khi tích lũy ngắn hạn quanh ngưỡng giá 13.0. Thanh khoản cổ phiếu nằm trên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng nhịp với đà tăng giá. 

Đường giá cổ phiếu nằm trên ngưỡng MA20 và MA50 với đường MA20 cắt lên MA50, cho thấy tín hiệu tích cực. Chỉ báo MACD và RSI đều ủng hộ xu hướng tăng. Khuyến nghị nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 14.2 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng đỉnh cũ 18.0. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 13.0.

Khuyến nghị cổ phiếu 19/12: VGC, IJC, VCB, PC1, NLG - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu IJC trong 1 tháng.

Khuyến nghị VCB: Khả quan

CTCK Yuanta Việt Nam – FSC: Vào năm 2023E, FSC kỳ vọng Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB) sẽ nhận được hạn mức tin dụng cao hơn so với trung bình ngành nhờ có sức khoẻ tài chính vững chắc và việc VCB tham gia tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém. FSC nâng dự báo tăng trưởng tín dụng thêm +3 điểm phần trăm (ppt) lên 17% YoY cho năm 2023E.

Tăng dự báo thu nhập lãi ròng thêm +4%, đạt 66 nghìn tỷ đồng do FSC nâng dự báo tăng trưởng tín dụng. FSC dự báo biên lãi ròng (NIM) sẽ đạt 3,67% vào năm 2023E (+22bps YoY).

Dự báo thu nhập phí ròng cho năm 2023E của FSC là 9,5 nghìn tỷ đồng (+18% YoY). Giảm dự báo trích lập dự phòng. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) công bố vẫn ở mức thấp, và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) của VCB đạt mức cao kỷ lục với 402% tính đến Q3/2022, đây cũng là tỷ lệ cao nhất ngành. 

Do đó, VCB có thể sẽ linh hoạt hơn trong việc giảm dự phòng, từ đó làm tăng lợi nhuận trong năm 2023E; vì thế, FSC giảm giả định dự phòng -17% còn 10 nghìn tỷ đồng (-10% YoY) cho năm 2023E.

FSC tăng dự báo LNST của CĐCT mẹ (PATMI) lên +2% cho năm 2023E do thu nhập lãi ròng tăng cao hơn và dự phòng giảm thấp hơn. Dự báo PATMI năm 2023E của FSC cao hơn 14% so với các bên, chủ yếu do FSC kỳ vọng dự phòng sẽ giảm vào năm 2023E.

VCB xứng đáng với mức định giá cao hơn so với ngành. VCB là ngân hàng có chi phí huy động vốn được cho là thấp nhất ngành, được hỗ trợ bởi tỷ lệ CASA cao. Đây là lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác, giúp hỗ trợ cho tỷ lệ NIM. Tiềm năng từ đợt phát hành riêng lẻ sẽ làm tăng nguồn vốn của VCB và giúp ngân hàng tăng trưởng tốt hơn. VCB đang giao dịch tương ứng với P/B 2023E là 2,2x. Giá mục tiêu mới của FSC tương ứng với mức sinh lời cổ đông trong 12 tháng (TSR) là +18%, và FSC vẫn duy trì khuyến nghị khả quan.

Rủi ro: Lợi nhuân thực trong năm 2023E có thể sẽ thấp hơn đáng kể so với dự báo của FSC nếu VCB không thực hiện giảm dự phòng.

Khuyến nghị cổ phiếu 19/12: VGC, IJC, VCB, PC1, NLG - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu VCB trong 1 tháng.

Khuyến nghị PC1: Khả quan

CTCK MB - MBS: Mảng năng lượng tái tạo vẫn sẽ là động lực tăng trưởng dài hạn. Công ty CP Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1) đặt mục tiêu tổng công suất điện gió sẽ đạt 350MW vào năm 2025, tăng 206MW (+143%) so với công suất hiện tại là 144MW. Do đó, PC1 sẽ được hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh của Việt Nam trong dài hạn, phù hợp với cam kết COP26 của chính phủ, phấn đầu đạt phát thải carbon ròng bằng "0" vào năm 2050.

Lấn sân sang khai thác Niken. PC1 sở hữu 57% cổ phần tại một công ty khai thác và chế biến Niken, mảng này sẽ bắt đầu tạo ra doanh thu đầu năm 2023. FSC dự báo doanh thu niken năm 2023 sẽ đạt 592 tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp là 30%. Con số này thấp hơn đáng kể so với kế hoạch của công ty với doanh thu kỳ vọng là 1 nghìn tỷ đồng và biên lợi nhuận gộp là ~40% trong năm tới, tương ứng với tiềm năng tăng giá đối với dự báo của FSC.

LNST sau CĐTS 9T2022 giảm 52,5% YoY, nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 66,4% YoY, đạt 877 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng ghi nhận kết quả trái chiều là do 1) doanh thu 9T2022 giảm 21,8% YoY; và 2) chi phí tài chính thuần tăng đến +762%, phần lớn là chi phí lãi vay và khoản lỗ ngoại hối phi tiền mặt.

Tiềm năng hoàn nhập dự phòng. Khoản nợ bằng USD của PC1 và việc VND mất giá trong 9T2022 đã gây ra khoản lỗ tỷ giá phi tiền mặt là 179 tỷ đồng. Do đó, sự gia tăng của VND tính đến thời điểm hiện tại trong Q4/2022 hàm ý rằng công ty có thể sẽ hoàn nhập dự phòng trong tương lai, từ đó thúc đẩy lợi nhuận. Theo quan điểm của FSC, khoản nợ bằng USD không phải là vấn đề đáng lo ngại vì doanh thu bán điện được xác định bằng đồng USD.

Điều chỉnh mô hình. FSC đã đưa tiềm năng của mảng khai thác niken vào mô hình định giá của FSC. Ngoài ra, FSC kỳ vọng công ty sẽ ghi nhận 1 nghìn tỷ đồng doanh thu từ bất động sản vào năm 2023 thay vì năm 2022. FSC cũng tăng tỷ lệ WACC lên 12,4% sau khi tăng lãi suất phi rủi ro lên 7,4% (từ 5,5%) và hệ số Beta lên 1,07x (từ 0,7x).

FSC duy trì khuyến nghị khả quan nhưng giảm giá mục tiêu 23% còn 34.123 đồng. Giá mục tiêu mới của FSC tương ứng với EV/EBITDA kỳ vọng năm 2023E đạt 5,9x, thấp hơn 18,8% so với trung vị ngành.

Khuyến nghị cổ phiếu 19/12: VGC, IJC, VCB, PC1, NLG - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu PC1 trong 1 tháng.

Khuyến nghị NLG: Mua với giá mục tiêu 45.300 đồng/CP

CTCK KIS Việt Nam (KIS): Nợ ròng trên vốn chủ sở hữu của CTCP Tập đoàn Nam Long (NLG – sàn HOSE) đạt 5%, 450 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn trong 2023 trong tổng số 2.610 tỷ đồng tổng trái phiếu được ghi nhận cuối quý III/2022. Tuy nhiên, công ty đang đối mặt với rủi ro lãi suất khi 60% tổng nợ (4.537 tỷ đồng) đang áp dụng lãi suất thả nổi.

Công ty vẫn có mức xếp hạng tín dụng cao và được ngân hàng Standard Charterd Việt Nam cấp hạn mức tín dụng 530 tỷ đồng để trả chi phí xây dựng cho dự án Izumi. Lãi suất cho vay khoảng 10,2%/năm cho kì hạn 3,5 năm.

Bên cạnh đó, công ty sẽ được nhận thêm 500 tỷ đồng từ trái phiếu IFC và thu nhập đến từ thoái vốn, ghi nhận 50% của 941,4 tỷ đồng trong tháng 12/2022.

NLG đã điều chỉnh kế hoạch doanh số hợp đồng từ 23,3 nghìn tỷ đồng xuống còn 12,3 nghìn tỷ đồng trong 2022F (tăng 2.08x so với năm trước đó). Kết quả kinh doanh 2022F có thể đạt 6 nghìn tỷ đồng doanh thu và 905 tỷ đồng lợi nhuận công ty mẹ, thấp hơn đáng kể so với kế hoạch trong lần họp ĐHCĐ lần lượt là 7,1 nghìn tỷ đồng/1,2 nghìn tỷ đồng.

Ban lãnh đạo cho rằng, vì hoàn thiện khung pháp lý chậm hơn dự kiến và sự thiếu hỗ trợ các khoản cho vay mua nhà, đặc biệt là các dự án Cần Thơ, Izumi đã làm giảm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Chúng tôi sẽ đánh giá lại các khoản lợi nhuận và doanh số hợp đồng trong 2022F-23F để phản ảnh đúng bối cảnh thu nhập của NLG. Chúng tôi đưa ra khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu NLG với giá mục tiêu 45.300 đồng/CP.

Khuyến nghị cổ phiếu 19/12: VGC, IJC, VCB, PC1, NLG - Ảnh 5.

Biểu đồ giá cổ phiếu NLG trong 1 tháng.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU