Nguyên nhân chính khiến lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh là do trong tuần trước Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hút ròng mạnh, trên 88.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ năm 2019 tới nay.
Trong tuần qua, NHNN tiếp tục giao dịch sôi động trên hoạt động thị trường mở. Cụ thể, thông qua kênh OMO, NHNN bơm 4.588 tỷ đồng (bao gồm 2.588 tỷ đồng kỳ hạn 7 ngày, tại mức lãi suất 4% và 2.000 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, lãi suất trung bình 4,05%); trong khi 1.596 tỷ OMO kỳ hạn 7 ngày phát hành trong tuần trước đã đáo hạn.
Trên kênh tín phiếu, NHNN đã phát hành thêm 33.730 tỷ đồngtrong khi 71.430 tỷ đồng tín phiếu phát hành cách đây 1 tuần đáo hạn. Lượng phát hành thêm gồm 8.130 tỷ kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 2,6%; 16.100 tỷ đồng kỳ hạn 14 ngày, lãi suất trung bình 3,8% và 9.500 tỷ đồng kỳ hạn 28 ngày, lãi suất 3,45%.
Tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN bơm ròng tổng cộng 40.692 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Kết thúc tuần, lượng OMO đang lưu hành tăng lên 4.588 tỷ đồng, trong khi lượng tín phiếu đang lưu hành giảm xuống còn 90.180 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong tuần kể từ ngày 18/8 đến 25/8, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần đã có diễn biến tăng mạnh trở lại, lần lượt ở mức 1,31%; 1,40% và 1,54%, quay trở lại mức 3,74%; 4,08% và 4,32%/năm.
Lạm phát toàn cầu cuối cùng cũng dịu lại, dù cho áp lực giá cả vẫn còn khá nặng nề đối với các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới.
Trong những tuần gần đây, khi tăng trưởng kinh tế chững lại, giá của các nguyên liệu thô chủ chốt - từ dầu mỏ đến đồng và bột mì - đều đã hạ nhiệt, qua đó giúp giảm bớt gánh nặng cho hàng hoá công nghiệp và thực phẩm.
Theo tổng hợp của Bloomberg, giá dầu Brent đã tụt khoảng 20% kể từ đầu tháng 6; giá kim loại, gỗ xẻ và chip nhớ cũng giảm từ mức cao trước đó; và chỉ số giá thực phẩm của Liên Hợp Quốc đã mất gần 9% trong tháng 7, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2008.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 6/2022 đạt 9,4% so với đầu năm, cao hơn mức tăng 6,4% của cùng kỳ năm trước. Diễn biến theo tháng cho thấy tín dụng tăng tốc khá mạnh cho đến cuối tháng 6, nhưng sau đó đã chững lại đáng kể do Ngân hàng Nhà nước chưa cấp room tín dụng.
Tính đến 15/08/2022, tín dụng tăng 9,6%, trong gần 1 tháng rưỡi, tín dụng chỉ tăng thêm 0,3 điểm %, là mức khá thấp so với mức tăng bình quân 1,6%/tháng trong nửa đầu năm. Vào cuối tháng 7/2022, Ngân hàng Nhà nước cho biết vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, mức tăng so với cùng kỳ tính đến cuối tháng 6 đã là 17%.
Trên cơ sở định hướng của Ngân hàng Nhà nước, dư địa tín dụng từ nay đến cuối năm chỉ còn khoảng 457.450 tỷ đồng, nghĩa là chưa đến một phần hai nhu cầu tín dụng tính đến 15/8.
Từ năm 2013 đến nay, tăng trưởng tín dụng thường tăng cao hơn trong nửa cuối năm so với nửa đầu năm, chỉ trừ năm 2019. Điều này phù hợp với quy luật nhu cầu vốn mạnh hơn trong nửa cuối năm, tuy nhiên, năm 2022 có một đặc thù là năm phục hồi sau đại dịch, do đó, nhu cầu vốn đã tăng tốc mạnh trong giai đoạn đầu năm.
Tổng Hợp