Lễ rước kiệu kỷ niệm 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang

Hoàng Toàn

Chiều 3/6, diễn ra lễ rước kiệu quanh hồ Hoàn Kiếm nhân dịp kỷ niệm 595 năm Ngày Giải phóng thành Đông Quan và sự kiện vua Lê Thái Tổ đăng quang.
Sau khi làm lễ dâng hương tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ tại đình Nam Hương vào tối ngày 2/6, khoảng 17h ngày 3/6, đoàn rước kiệu truyền thống với sự tham gia của hơn 1.000 người gồm: Xe ô tô hình kết hoa có ảnh vua Lê Thái Tổ, các đội mua lân, múa rồng, cờ hội... bắt đầu xuất phát. 
Sau khi làm lễ dâng hương tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ tại đình Nam Hương vào tối ngày 2/6, khoảng 17h ngày 3/6, đoàn rước kiệu truyền thống với sự tham gia của hơn 1.000 người gồm: Xe ô tô hình kết hoa có ảnh vua Lê Thái Tổ, các đội mua lân, múa rồng, cờ hội... bắt đầu xuất phát. 
Kiệu vua Lê Thái Tổ tại buổi lễ 
Kiệu vua Lê Thái Tổ tại buổi lễ 
Màn rước truyền thống được tổ chức 5 năm một lần với ý nghĩa tưởng nhớ đến sự kiện vua Lê Thái Tổ đăng quang.
Màn rước truyền thống được tổ chức 5 năm một lần với ý nghĩa tưởng nhớ đến sự kiện vua Lê Thái Tổ đăng quang.
Lễ hội kỷ niệm 595 năm Ngày Giải phóng thành Đông Quan và sự kiện vua Lê Thái Tổ đăng quang là dịp để người dân Việt Nam ôn lại những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Đồng thời cũng là sự kiện văn hóa giúp thế hệ sau hiểu biết hơn về lịch sử và truyền thống quý báu của cha ông.
Lễ hội kỷ niệm 595 năm Ngày Giải phóng thành Đông Quan và sự kiện vua Lê Thái Tổ đăng quang là dịp để người dân Việt Nam ôn lại những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. Đồng thời cũng là sự kiện văn hóa giúp thế hệ sau hiểu biết hơn về lịch sử và truyền thống quý báu của cha ông.
Đặc biệt, những người được chọn rước kiệu là người dân sống tại 18 phường của quận Hoàn Kiếm và số đông là đoàn viên thanh niên. 
Đặc biệt, những người được chọn rước kiệu là người dân sống tại 18 phường của quận Hoàn Kiếm và số đông là đoàn viên thanh niên. 
Những phụ nữ trung tuổi, thanh niên quận Hoàn Kiếm với trang phục màu vàng nổi bật đi đầu đoàn rước kiệu vua Lê Thái Tổ.
Những phụ nữ trung tuổi, thanh niên quận Hoàn Kiếm với trang phục màu vàng nổi bật đi đầu đoàn rước kiệu vua Lê Thái Tổ.
Dòng họ Lê Việt Nam tham gia rước kiệu tại phố đi bộ
Dòng họ Lê Việt Nam tham gia rước kiệu tại phố đi bộ
Tại bờ Hồ Gươm huyền thoại, gắn với sự tích “vua Lê trả gươm báu cho rùa thần”, sự hiện diện của khu di tích tưởng niệm vua Lê cùng với đình Nam Hương đã tạo thành một quần thể di tích lịch sử - văn hóa, một điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng.
Tại bờ Hồ Gươm huyền thoại, gắn với sự tích “vua Lê trả gươm báu cho rùa thần”, sự hiện diện của khu di tích tưởng niệm vua Lê cùng với đình Nam Hương đã tạo thành một quần thể di tích lịch sử - văn hóa, một điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng.
Đây là một biểu tượng cho khát vọng hòa bình và ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ hòa bình, độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Với những giá trị tiêu biểu đó, cụm di tích đã được ghi danh là di tích lịch sử quốc gia năm 1995.
Đây là một biểu tượng cho khát vọng hòa bình và ý chí quật cường quyết tâm bảo vệ hòa bình, độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc. Với những giá trị tiêu biểu đó, cụm di tích đã được ghi danh là di tích lịch sử quốc gia năm 1995.
Đoàn rước kiệu dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ
Đoàn rước kiệu dâng hương tại tượng đài vua Lý Thái Tổ
Đoàn lễ rước kiệu truyền thống kỷ niệm 595 năm Ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang xung quanh khu vực phố đi bộ Hồ Gươm.
Đoàn lễ rước kiệu truyền thống kỷ niệm 595 năm Ngày vua Lê Thái Tổ đăng quang xung quanh khu vực phố đi bộ Hồ Gươm.
Đoàn rước kiệu đi 1 vòng và trở lại khu di tích tưởng niệm vua Lê Thái Tổ gắn với đình Nam Hương (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm).
Đoàn rước kiệu đi 1 vòng và trở lại khu di tích tưởng niệm vua Lê Thái Tổ gắn với đình Nam Hương (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm).
Nghi thức cung cung rước vua Lê Thái Tổ
Nghi thức cung cung rước vua Lê Thái Tổ
Lịch sử Việt Nam ghi dấu giai đoạn đầu thế kỷ XV, nhân dân ta dưới ách đô hộ của nhà Minh chịu nhiều cảnh lầm than, cùng cực. Chứng kiến cảnh nguy nan của dân tộc, Lê Lợi, với nghĩa khí cao cả cùng lòng yêu nước nồng nàn, đã dấy binh, dựng cờ, mở hội thề khởi nghĩa.
Lịch sử Việt Nam ghi dấu giai đoạn đầu thế kỷ XV, nhân dân ta dưới ách đô hộ của nhà Minh chịu nhiều cảnh lầm than, cùng cực. Chứng kiến cảnh nguy nan của dân tộc, Lê Lợi, với nghĩa khí cao cả cùng lòng yêu nước nồng nàn, đã dấy binh, dựng cờ, mở hội thề khởi nghĩa.
Tròn thập kỷ nếm mật, nằm gai (1418-1428), người anh hùng Lê Lợi cùng nghĩa quân đã đánh đuổi thành công giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước, ban bố Bình Ngô đại cáo tuyên bố thiên hạ đại định, Nam - Bắc thôi việc binh đao.
Tròn thập kỷ nếm mật, nằm gai (1418-1428), người anh hùng Lê Lợi cùng nghĩa quân đã đánh đuổi thành công giặc Minh ra khỏi bờ cõi đất nước, ban bố Bình Ngô đại cáo tuyên bố thiên hạ đại định, Nam - Bắc thôi việc binh đao.
Trong niềm vui hân hoan của dân tộc, ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức đăng quang, xưng là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt. Trong suốt thời gian trị vì, đức vua đã đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại, một nền độc lập, phồn vinh cho cả quốc gia, dân tộc.
Trong niềm vui hân hoan của dân tộc, ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức đăng quang, xưng là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt. Trong suốt thời gian trị vì, đức vua đã đặt nền móng vững chắc cho cả một triều đại, một nền độc lập, phồn vinh cho cả quốc gia, dân tộc.