Dồn sức cho việc khó, với các vị đại diện cho dân, không nên chỉ tập trung cho phát biểu tại hội trường, vì thời gian ở các phiên này có hạn, mà nên tận dụng mọi thời gian để nghiên cứu hồ sơ, mọi cơ hội để tham vấn ý kiến chuyên gia, lắng nghe ý kiến nhân dân, mới có thể đóng góp được nhiều ý kiến xác đáng nhất cho việc hoàn thiện Dự thảo luật.
Trưởng ban soạn thảo Dự án luật - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cũng phải lên tiếng thừa nhận, đến giờ phút này (khi Quốc hội thảo luận tại tổ), cũng chưa có được phương án tốt hơn về quy định thu hồi đất cho các dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Bởi phân biệt như thế nào là các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng là vấn đề rất khó.
Nhưng đó cũng mới chỉ là một số trong vô số vấn đề khó của nhiệm vụ sửa đổi Luật Đất đai lần này. Song dường như vẫn có tâm lý còn nhiều thời gian (thông qua theo quy trình ba kỳ họp thay vì hai kỳ như đa số đạo luật khác), nên có tổ cũng chẳng tận dụng hết thời gian thảo luận tại tổ.
Dồn sức cho việc khó, với các vị đại diện cho dân, không nên chỉ tập trung cho phát biểu tại hội trường, vì thời gian ở các phiên này có hạn, mà nên tận dụng mọi thời gian để nghiên cứu hồ sơ, mọi cơ hội để tham vấn ý kiến chuyên gia, lắng nghe ý kiến nhân dân, mới có thể đóng góp được nhiều ý kiến xác đáng nhất cho việc hoàn thiện Dự thảo luật.
Cử tri rất mong được thấy điều này, từ nay cho đến khi Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội bấm nút thông qua vào kỳ họp thứ sáu (cuối năm 2023). Để từ thời điểm ấy, đất đai - nguồn lực to lớn của đất nước được phát huy một cách thực sự, tạo động lực để Việt Nam sớm trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Hôm qua (14/11), khi Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành phần lớn công việc theo nghị trình, Quốc hội dành gần trọn một ngày để thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Thông thường với các dự án luật khác, sau khi thảo luận tại tổ, Quốc hội chỉ thảo luận toàn thể trong một buổi họp. Thời gian dành cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhiều gấp đôi cũng không có gì khó lý giải, vì đây là nhiệm vụ lập pháp trọng tâm hàng đầu trong định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội đương nhiệm.
Cũng cần phải nói thêm về độ khó của lần sửa đổi này. Bởi đất đai vốn là đạo luật phức tạp, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước. Mà Luật Đất đai hiện hành đã bộc lộ quá nhiều bất cập, nhưng lại đang có quan hệ với 112 luật và bộ luật, có nội dung vướng mắc chồng chéo với 22 luật.
Bởi thế, yêu cầu quan trọng đặt ra khi sửa đổi Luật Đất đai lần này là phải đặt trong tổng thể của các dự án luật khác, bảo đảm tính đồng bộ, vì chỉ khi đồng bộ, thì các quy định của Luật Đất đai mới phát huy được hiệu quả. Nếu không, người dân, đặc biệt là các nhà đầu tư sẽ rơi vào “ma trận” của thủ tục. Và rất có thể, “việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp, khiếu nại, tố cáo, vi phạm pháp luật về đất đai còn diễn biến phức tạp” - hạn chế của Luật Đất đai hiện hành được nêu tại tờ trình dự án luật, sẽ tiếp tục kéo dài.
Việc khó, tất nhiên nỗi lo sẽ nhiều. Ngay khi thảo luận tại tổ 10 ngày trước, các nỗi lo đã chất chồng khi Dự thảo luật được đánh giá còn khá sơ sài, ngay cả với những chính sách được cho là đột phá như tài chính đất đai, hay nội dung được kỳ vọng sẽ thay đổi mạnh mẽ như thu hồi đất.
Chẳng hạn, Dự thảo quy định giá đất phải phù hợp với thị trường trong điều kiện bình thường, nhưng “điều kiện bình thường” thế nào thì không rõ.
Có vị bí thư tỉnh ủy còn lo rằng, nếu chăm chăm vào thu ngân sách thông qua đấu giá đất, thì những giá trị này không bền vững, đẩy giá đất lên cao, làm ảnh hưởng tới các yếu tố đầu vào, đầu tư khác, gây bất lợi cho nền kinh tế và việc này là “rất nguy hiểm”.
Các ý kiến trái chiều trong suốt quá trình xây dựng Dự án luật cho đến khi đặt lên bàn nghị sự của Quốc hội chính là quy định về thu hồi đất.
Tổng Hợp