Nga cấm nhập khẩu xăng dầu để bảo vệ thị trường trong nước

Trong cuộc chiến giá dầu tay ba Mỹ - Nga - Saudi Arabia, với Nga thì mục tiêu số một không phải là giá dầu mà là việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận vô lý chống Nga.

Theo nguồn tin của RBK, Chính phủ Nga đã quyết định cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu để ngăn nguồn cung xăng giá rẻ vào thị trường trong nước. Bộ Năng lượng Nga đã đưa ra đề xuất như vậy và Phó Thủ tướng Yuri Borisov đã ủng hộ quan điểm này. Đại diện của Bộ Năng lượng Nga và Phó Thủ tướng Borisov đều từ chối bình luận về câu hỏi này của RBK. 

Lệnh cấm trên sắp được áp dụng, ngay trong tháng 4, nhưng trước tiên các doanh nghiệp sẽ được thông báo về quyết định này và sau đó sẽ được đưa vào luật - ngay khi nghị định liên quan của chính phủ được ban hành. Biện pháp này là tạm thời và được tính đến tháng 9/2020 – trong giai đoạn mà theo Bộ Năng lượng giá dầu sẽ ở mức thấp. 

Trong  cuộc chiến giá dầu  tay ba Mỹ - Nga - Saudi Arabia, với Nga thì mục tiêu số một không phải là giá dầu mà là việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận vô lý chống Nga. 
Trong cuộc chiến giá dầu tay ba Mỹ - Nga - Saudi Arabia, với Nga thì mục tiêu số một không phải là giá dầu mà là việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận vô lý chống Nga. 

Lệnh cấm nhập khẩu xăng sẽ bảo vệ thị trường trong nước trước nhiên liệu giá rẻ, nguồn tin giải thích. Giá dầu thế giới giảm dẫn đến giá xăng cũng giảm theo và hệ quả là giá xăng bán ở Nga hiện đắt hơn nhiều so với giá xuất xưởng để xuất khẩu.

Ngày 6/4, giá xuất xưởng của xăng AI-92 là 25.700 ruble/tấn (340 USD/tấn) trong khi giá bán buôn ở Nga là 38.800 ruble/tấn (khoảng 513 USD/tấn), theo dữ liệu trên Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế St. Petersburg. nhà kinh tế trưởng của công ty tư vấn Vygon Consulting, ông Serge Yezhov giải thích trong trường hợp như vậy, việc nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài là không thể tránh khỏi.

Hãy nhớ lại hôm 9/3/2020 - ngày thứ Hai “đen”, khi giá dầu giảm 30%, đồng ruble của Nga tụt xuống 75 ruble/1USD và 85 ruble/1euro: Sự sụp đổ của các thị trường - hậu quả của cuộc chiến giá cả đang diễn ra trên thế giới. Đáp lại việc Nga rút khỏi thỏa thuận OPEC +, Saudi Arabia tuyên bố tăng sản lượng dầu và hạ giá dầu, khiến giá dầu mỏ "sập".

Theo ý kiến một số chuyên gia, trong cuộc chiến giá dầu tay ba Mỹ - Nga - Saudi Arabia, với Nga thì mục tiêu số một không phải là giá dầu mà là việc dỡ bỏ các lệnh cấm vận vô lý chống Nga. Nếu không, Nga sẽ tiếp tục tăng sản lượng, bất chấp việc bị lỗ để đẩy các công ty dầu đá phiến Mỹ đến chỗ phá sản. Khi đó, Nga sẽ mở rộng được thị trường tiêu thụ dầu của mình và bù đắp lại thiệt hại. 

Saudi Arabia thì rất muốn phục hồi giá dầu bởi 80% ngân sách của họ trông vào dầu mỏ trong khi ngân sách Nga chỉ có khoảng 13% dựa vào xuất khẩu dầu mỏ, mà dựa vào xuất khẩu khí đốt tới 25%. Đây là điều mà nhiều nhà phân tích đã bỏ qua: giá khí đốt rất ít biến đổi.

Còn "gót chân Assine" của Mỹ chính là ngành sản xuất đầu đá phiến... Vì vậy, ba bên sẽ phải thỏa thuận với nhau nhưng với 3 mục tiêu khác nhau: Mỹ cần cứu các công ty dầu đá phiến, Saudi Arabia cần bù đắp thâm hụt ngân sách, còn Nga thì cần dỡ bỏ các lệnh cấm vận, cứu ngân sách và đứng vững trên thị trường”...

CHẤN HƯNG (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương