"Tại sao lại là động viên, khuyến khích? Vì theo quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước không thể bắt buộc các tổ chức tín dụng phải giảm lợi nhuận để giảm chi phí lãi vay. Một số tổ chức tín dụng có tổ chức cổ đông là người nước ngoài. Do đó, trong quá trình điều hành, chúng tôi điều hành linh hoạt các công cụ đồng thời động viên và kêu gọi các tổ chức tín dụng, nhận đồng thuận cao", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc giảm lãi suất là vấn đề mà doanh nghiệp và Quốc hội rất quan tâm. Với ngành ngân hàng, đây cũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành. Ngay sau khi dịch Covid-19 bùng phát, Ngân hàng Nhà nước đã tập trung giảm nhanh 3 lần lãi suất điều hành cũng như chỉ đạo các tổ chức tín dụng và điều tiết tiền tệ để giảm mặt bằng lãi suất cho vay trong năm 2020 là 1% và 2021 tiếp tục giảm 0,8%.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đã động viên, khuyến khích, kêu gọi các tổ chức tín dụng miễn giảm lãi vay và giảm phí. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát tới nay, các hệ thống tổ chức tín dụng giảm cả lãi, cả phí rơi vào gần 40.000 tỷ đồng từ chính nguồn tài chính của các tổ chức tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.
"Tại sao lại là động viên, khuyến khích? Vì theo quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước không thể bắt buộc các tổ chức tín dụng phải giảm lợi nhuận để giảm chi phí lãi vay. Một số tổ chức tín dụng có tổ chức cổ đông là người nước ngoài. Do đó, trong quá trình điều hành, chúng tôi điều hành linh hoạt các công cụ đồng thời động viên và kêu gọi các tổ chức tín dụng, nhận đồng thuận cao", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh.
Mặt khác, Thống đốc cho rằng, lạm phát thế giới có xu hướng gia tăng và các ngân hàng trung ương thế giới bắt đầu thu hẹp chính sách tiền tệ và tăng lãi suất. Trong khi đó, Việt Nam yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất thì thực sự là nhiệm vụ khó khăn. Tuy nhiên, trong xây dựng chương trình phục hồi này, Chính phủ cân nhắc để đưa ra giải pháp, phấn đấu hệ thống các tổ chức tín dụng giảm 0,5 đến 1% lãi suất cho vay trong 2 năm.
"Với gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều tiết làm sao để tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng, có nguồn cung tín dụng, đáp ứng được nhu cầu của gói này. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với bộ, ngành liên quan để tập trung đối tượng, trọng tâm trọng điểm, khắc phục hạn chế của các gói trước đây", Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.
Tuy nhiên, Thống đốc cũng lưu ý, dư địa chính sách tiền tệ ở chương trình phục hồi lần này ít, chủ yếu dựa vào chính sách tài khóa. Việc đưa ra gói phục hồi, cần yêu cầu đảm bảo cân đối vĩ mô. Vì chính sách tiền tệ bản chất là ngắn hạn theo sát diễn biến của kinh tế nên theo Thống đốc, cần điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
"Do tính chất ngắn hạn của chính sách tiền tệ nên cần sự linh hoạt theo sát thị trường nên có lúc phải đưa tiền ra và có lúc rút tiền về, nên tại thời điểm xây dựng chương trình này khó có thể lượng hóa được bao nhiêu lượng tiền ra từ chính sách tiền tệ", bà Hồng chia sẻ.
Riêng với một số công cụ khác như dự trữ bắt buộc, bà Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp thu và điều hành linh hoạt vì có lúc tăng, lúc giảm. Hiện nay dự trữ bắt buộc không sử dụng do thanh khoản đang dư thừa.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tổng số tiền lãi giảm lũy kế từ 15.7.2021 đến 30.11.2021 của 16 ngân hàng là khoảng 18.095 tỉ đồng, đạt 87,78% so với cam kết. Cụ thể kết quả của từng ngân hàng như sau:
1. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 5.176 tỉ đồng (đạt 90,8% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,41 triệu tỉ đồng cho gần 3,75 triệu khách hàng.
2. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 3.822 tỉ đồng (đạt 95,56% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,24 triệu tỉ đồng cho 236.864 khách hàng.
3. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV0: tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 3.382 tỉ đồng (đạt 93,94% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 1,31 triệu tỉ đồng cho 437.981 khách hàng.
4. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 2.019 tỉ đồng (đạt 112,17% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là gần 1,99 triệu tỉ đồng cho 834.397 khách hàng.
5. Ngân hàng TMCP Quân đội (MB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 612 tỉ đồng (đạt 40,94% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 120.862 tỉ đồng cho 104.359 khách hàng.
6. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 357 tỉ đồng (đạt 104,09% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 137.950 tỉ đồng cho 37.248 khách hàng.
7. Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 440 tỉ đồng (đạt 44% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là trên 84.151 tỉ đồng cho 2.222 khách hàng.
8. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 592 tỉ đồng (đạt 84,57% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 252.805 tỉ đồng cho 120.113 khách hàng.
9. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 478 tỉ đồng (đạt 79,65% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 190.164 tỉ đồng cho 267.724 khách hàng.
10. Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 221 tỉ đồng (đạt 100,85% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 39.197 tỉ đồng cho 26.981 khách hàng.
11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 285 tỉ đồng (đạt 63,34% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 94.124 tỉ đồng cho 62.167 khách hàng.
12. Ngân hàng TMCP Phát triển thành phố Hồ Chí Minh (HDBank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 199 tỉ đồng (đạt 48,46% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 48.998 tỉ đồng cho 17.607 khách hàng.
13. Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MSB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 155 tỉ đồng (đạt 310% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 48.175 tỉ đồng cho 3.936 khách hàng.
14. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 128,75 tỉ đồng (đạt 85,84% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 44.770 tỉ đồng cho 7.197 khách hàng.
15. Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Dong A Bank): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 193 tỉ đồng (đạt 345,23% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 51.341 tỉ đồng cho 42.043 khách hàng.
16. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB): tổng số tiền lãi đã giảm cho khách hàng là 35 tỉ đồng (đạt 87,06% so với cam kết); với tổng giá trị nợ được giảm lãi suất là 10.945 tỉ đồng cho 8.743 khách hàng.
Tổng Hợp