Liên quan đến tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định, theo Thông tư số 13/2022/TT-NHNN,...
Thông tư 13 có hiệu lực từ ngày 28/10/2022. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, đối với khoản vay đặc biệt phát sinh từ ngày 27/10/2021 và còn số dư đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, trên cơ sở áp dụng tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm quy định tại Thông tư này, tổ chức tín dụng được sử dụng tài sản bảo đảm đang thế chấp tại NHNN để tiếp tục vay đặc biệt, bảo đảm tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn tổng số tiền vay đặc biệt.
Đối với việc sửa đổi, bổ sung quy định trường hợp khoản vay đặc biệt bên đi vay phải trả nợ được sửa đổi như sau: Trường hợp bên đi vay có tiền thu hồi từ quyền đòi nợ, khoản lãi phải thu làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt (sau đây gọi là tiền thu hồi nợ), trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tháng, bên đi vay phải trả nợ gốc của khoản vay đặc biệt này theo thứ tự từ khế ước nhận nợ còn dư nợ được ký sớm nhất, số tiền trả nợ bằng tổng số tiền thu hồi nợ phát sinh trong tháng trước liền kề;”
Thông tư cũng sửa đổi biện pháp xử lý của Ngân hàng Nhà nước đối với khoản cho vay đặc biệt mà bên đi vay không trả nợ theo quy định và không được gia hạn hoặc không trả nợ theo quy định, cụ thể: Thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt từ tiền bên đi vay thu hồi được từ xử lý các tài sản bảo đảm quy định tại điểm b, c khoản 1 và khoản 6 Điều 12 Thông tư này.
Thông tư số 13/2022/TT-NHNN cũng quy định cụ thể trách nhiệm của bên đi vay: cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác cho bên cho vay các văn bản về việc vay đặc biệt; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các văn bản đã cung cấp. Chịu trách nhiệm về tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư này hoặc phù hợp với nội dung về tài sản bảo đảm trong phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt (nếu có).
Chỉ sử dụng tài sản bảo đảm quy định tại khoản 6 Điều 12 để bảo đảm cho khoản vay đặc biệt khi đã sử dụng hết tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này; khoản cấp tín dụng tại khoản 6 Điều 12 Thông tư này phải tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động cấp tín dụng. Sử dụng khoản vay đặc biệt đúng mục đích, trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt và hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký.
Trong thời gian vay đặc biệt, bên đi vay có trách nhiệm: bảo quản, lưu giữ riêng các hồ sơ tín dụng phát sinh quyền đòi nợ, khoản lãi phải thu đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt; không sử dụng tài sản đang được cầm cố, thế chấp cho khoản vay đặc biệt vào mục đích khác; theo dõi, đánh giá điều kiện của tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt; bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm theo quy định tại Thông tư này; báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt khi phát sinh trường hợp tài sản bảo đảm không đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 12 hoặc khi đã sử dụng hết tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư này.
Báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt số tiền thu hồi nợ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 15 Thông tư này trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh tiền thu hồi nợ xử lý tài sản bảo đảm theo quy định để trả nợ vay đặc biệt cho bên cho vay.
Định kỳ hằng tháng, trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo hoặc khi cần thiết, báo cáo dưới hình thức văn bản giấy về việc sử dụng khoản vay đặc biệt, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt); Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (đối với trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt); Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (đối với trường hợp Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đặc biệt); Tổ chức tín dụng cho vay (đối với trường hợp tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt).
Đối với giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, tỷ lệ bằng tỷ lệ tối thiểu giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; đối với tài sản bảo đảm quy định tại điểm b, c khoản 1 và khoản 6 Điều này, tỷ lệ bằng 120%.
Bên cạnh đó, trường hợp có tài sản bảo đảm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này dẫn đến tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt thì bên đi vay phải hoàn thành việc thực hiện quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này để tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt.
Tổng Hợp