Người đàn ông ho liên tục tưởng bị cảm lạnh hóa ra bị ung thư phổi, một phần tim bị "ăn" mất, đâu là đối tượng nên đề phòng?

Ho là một triệu chứng tưởng chừng rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi đang rình rập.

Tưởng cảm cúm hóa ra mắc ung thư phổi

Bác Ngụy (63 tuổi trú tại Nam Bình, Phúc Khiến, Trung Quốc) là người hút thuốc lâu năm, mỗi ngày trung bình ông thường hút hết một bao thuốc. Thỉnh thoảng ông có xuất hiện triệu chứng ho nhưng không mấy để tâm. Cách đây không lâu, hiện tượng ho của bác Ngụy ngày một nặng nhưng lại chỉ nghĩ do cảm lạnh thông thường.

Theo yêu cầu của bác sĩ tại một bệnh viện địa phương, bác đã tiến hành chụp CT và nội soi phế quản. Báo cáo cho thấy một khối u rất lớn ở nửa phổi trên bên phải và đã "nuốt chửng" một phần tim.

  Khối u của bác Ngụy thu hẹp đáng kể sau 4 tuần tiến hành hóa trị

Khối u của bác Ngụy thu hẹp đáng kể sau 4 tuần tiến hành hóa trị

Tuy nhiên, việc cắt bỏ khối u là điều vô cùng khó khăn. Dù bác Ngụy đã đi khám tại nhiều bệnh viện nhưng vẫn không thể tiến hành phẫu thuật. Sau đó, bác Ngụy đã đến Bệnh viện Phúc Kiến (Trung Quốc) để điều trị. Tại đây, các bác sĩ đã thành lập nhóm đa ngành lập kế hoạch điều trị cho bác Ngụy: Đầu tiên sử dụng hóa trị kết hợp liệu pháp miễn dịch để giảm kích thước khối u, sau đó tiến hành phẫu thuật. 

Mặc dù sau 4 tuần tiến hành hóa trị, kích thước khối u đã thu nhỏ nhưng việc cắt bỏ vẫn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đe dọa tính mạng. May mắn với kinh nghiệm dày dặn, các y bác sĩ tại Bệnh viện Phúc Kiến đã thành công loại bỏ khối u.

Người đàn ông ho liên tục tưởng bị cảm lạnh hóa ra bị ung thư phổi, một phần tim bị

Trưởng khoa Từ Tuần Vũ chia sẻ: "Hút thuốc chắc chắn sẽ làm tăng khả năng mắc ung thư phổi của người bệnh. Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ cao gây ung thư phổi còn bao gồm bệnh nghề nghiệp, khói bụi, ô nhiễm môi trường, thói quen ăn uống ..."

Ung thư phổi là loại ung thư khó phát hiện. Bác sĩ Từ Thuần Vũ khuyến nghị những người có tiền sử gia đình mắc ung thư hoặc những người làm việc trong môi trường độc hại, có yếu tố nguy cơ cao, đặc biệt với đối tượng trên 50 tuổi cần kiểm tra CT phổi mỗi năm một lần để sớm phát hiện các tổn thương ung thư phổi trong giai đoạn đầu. Việc phát hiện sớm sẽ thuận lợi hơn trong quá trình điều trị.

Những thứ trong gia đình tiềm ẩn nguy cơ mắc ung thư phổi

Ngoài việc tránh xa các tác nhân gây hại như hút thuốc, uống rượu, ô nhiễm không khí... thì mọi người cũng nên cảnh giác trong việc sử dụng những đồ trong gia đình. Nếu dùng sai cách có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

1. Dầu ăn

Xào, nướng, chiên rán là những phương thức nấu ăn phổ biến nhưng cũng vô tình sản sinh ra lượng lớn khói dầu gây hại cho sức khỏe. Đặc biệt, đây là một trong những yếu tốt tăng nguy cơ gây ung thư phổi.

Người đàn ông ho liên tục tưởng bị cảm lạnh hóa ra bị ung thư phổi, một phần tim bị

Với các bà nội trợ hoặc những người thường xuyên làm việc liên quan đến bếp núc, nếu mắc ung thư phổi nhưng hoàn toàn không trực tiếp hút hay thường xuyên hút thuốc lá thụ động thì nguyên nhân khả năng lớn liên quan lớn tới việc tiếp xúc nhiều với khói dầu trong bếp.

Nếu làm nóng dầu ở nhiệt độ nhất định, dầu ăn sẽ phân hủy và tạo ra các thành phần có hại cho sức khỏe như acrolein. Đặc biệt, những lợi dầu ăn kém chất lượng (phần lớn là dầu bán tinh) với thành phần chính là triglycerid rất dễ phân hủy thành glyxerin và các axit béo. Sau khi đun nóng ở nhiệt độ cao, glyxerin sẽ mất nước và bị oxy hóa, giải phóng các chất độc gây hại cho cơ thể, đặc biệt là phổi.

Chính vì vậy, khi lựa chọn dầu ăn trong gia đình nên chọn những loại dầu có nguồn gốc rõ ràng, tránh đun sôi dầu ở nhiệt độ quá cao cũng như không nên chờ dầu ăn sôi đến bốc khói mới cho thực phẩm vào.

Cùng với đó, khi nấu nướng nên mở cửa trong bếp để không gian thoáng đãng, tránh khói dầu tập trung. Nếu gian bếp nhỏ và thông với phòng khách, nên sử dụng máy hút mùi để đảm bảo sức khỏe.

2. Chất tẩy rửa hóa học

Các chất tẩy rửa hóa học, làm bóng đồ đạc... thường xuyên xuất hiện trong gia đình với công dụng làm sạch và khử khuẩn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá thường xuyên và không đúng cách có thể gây suy giảm chức năng phổi không kém thuốc lá.

Người đàn ông ho liên tục tưởng bị cảm lạnh hóa ra bị ung thư phổi, một phần tim bị

Các loại hóa chất có trong những chất tẩy rửa này chứa nhiều chất kích thích tác động trực tiếp vào đường hô hấp và tích tụ tại phổi, gây xơ hóa mô phổi và những hậu quả nặng nề hơn. Cùng với đó, nhiều loại thuốc tẩy rửa có thể sản sinh khí clo gây khó chịu cho đường hô hấp, dẫn đến các triệu chứng khó thở.

Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, khi sử dụng các sản phẩm này nên đeo găng tay và khẩu trang, đảm bảo không gian thông thoáng. Đồng thời, nên hạn chế sử dụng đến mức tối đa. Tránh các sản phẩm hóa chất dạng xịt dễ khuyếch tán trong không khí.

3. Máy in

Nhiều người có thói quen đặt máy in ngay trên mặt bàn cạnh nơi ngồi làm việc, tuy nhiên, điều này có thể vô tình gây hại cho sức khỏe. Trung tâm Thông tin Môi trường Đài Loan (Trung Quốc) khuyến cáo không nên ngồi quá gần máy in.

Bởi khi máy in hoạt động ở tốc độ cao, một phần mực sẽ bay ra ngoài, tạo ra các hạt bụi lơ lửng nhỏ hơn PM2.5 và ozone, có thể gây ra các bệnh mãn tính về đường hô hấp như hen suyễn.

Khi mua máy in tại nhà, có thể lựa chọn máy in phun nhằm giảm thiểu nguy hại cho sức khỏe. Đồng thời, cố gắng không ở gần khi in ấn. Cùng với đó, cũng có thể mua các loại cây có tác dụng thanh lọc không khí để đảm bảo sức khỏe.

Nguồn: sohu

Phạm Trang

Lộ diện chân dung thủ khoa toàn quốc các môn trong kỳ thi HSG quốc gia năm nay, họ là ai?

Lộ diện chân dung thủ khoa toàn quốc các môn trong kỳ thi HSG quốc gia năm nay, họ là ai?

Thủ khoa toàn quốc các môn thi trong kỳ thi HSG quốc gia năm học 2023 - 2024 đã lộ diện.