Trên toàn cầu, tỷ lệ mắc bệnh thận ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, bệnh nhân bị tổn thương thận lại ít khi có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu, vì vậy đến khi bị suy thận hay nhiễm trùng huyết mới phát hiện ra, lúc ấy thì mọi chuyện đã quá muộn.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, khi nhắc đến một loại thực phẩm bổ thận thì khoai mỡ luôn được xếp đầu bảng. Loại củ này còn mang tên "củ trường thọ", nó mang lại công dụng bồi bổ sức khỏe mà nhiều loại dược liệu cũng không thể thay thế được. Khoai mỡ có vị ngọt, tác dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng can, ích phổi và bổ thận rất tốt.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, 100 gam khoai mỡ chỉ chứa 71 calo, đồng thời rất giàu chất xơ, protein, carbohydrate, vitamin B phức hợp, vitamin C, kali, canxi, sắt, magie...
Ngoài giúp bổ thận, khoai mỡ còn có thể giúp chống ung thư, giảm cân và cải thiện các triệu chứng mãn kinh.
Phụ nữ ăn khoai mỡ, cơ thể sẽ nhận được những lợi ích gì?
1. Cải thiện triệu chứng mãn kinh
Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, do lượng estrogen giảm nên họ sẽ gặp phải các cơn bốc hỏa, lão hóa da, mất ngủ, loãng xương...
Theo nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI), khoai mỡ có chứa phytoestrogen. Tiêu thụ vừa phải có thể cải thiện chứng mất ngủ, đau cơ xương khớp và căng thẳng. Đồng thời diosgenin trong đó có thể làm giảm các triệu chứng bốc hỏa ở thời kỳ mãn kinh.
2. Giúp giảm cân
Lượng calo của khoai mỡ chỉ 71 calo/100 gram, ít hơn nhiều so với gạo trắng (183 calo). Hơn nữa khoai mỡ rất giàu chất xơ, dễ tạo cảm giác no, có thể dùng làm thực phẩm để giảm cân.
3. Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
Tổ chức Ung thư Đài Loan chỉ ra rằng khoai mỡ có chứa 9 loại axit amin mà cơ thể con người không thể tạo ra, có tác dụng tái tạo tế bào, chuyển hóa các tế bào xấu và giảm tỷ lệ đột biến tế bào. Các hormone thực vật có trong khoai mỡ cũng có thể ngăn chặn các tế bào bị hư hại, ngăn ngừa ung thư tuyến giáp, ung thư vú và ung thư buồng trứng.
4. Bảo vệ tim mạch
Khoai mỡ là loại thực phẩm có hàm lượng kali cao, ít natri, có tác dụng ổn định huyết áp, bảo vệ hệ tim mạch, hầu như không chứa chất béo... có thể ngăn ngừa mỡ tích tụ trong hệ tim mạch và duy trì tuần hoàn máu.
5. Kiểm soát lượng đường trong máu
Loại củ này có chứa magiê, kẽm, vitamin B1, vitamin B2... có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose trong máu. Chất xơ hòa tan trong khoai mỡ có thể trì hoãn việc làm rỗng thức ăn trong dạ dày, làm chậm quá trình hấp thụ đường và từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
3 lưu ý khi ăn khoai mỡ
- Chu Zonghan, bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Thống nhất Thành phố Đài Bắc (Trung Quốc), cho biết khoai mỡ có chứa các hormone giống estrogen, có thể gây mất cân bằng nội tiết tố. Người có u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc xơ vú... không nên ăn loại củ này quá nhiều.
- Ăn khoai mỡ sống có thể giữ nguyên được các chất dinh dưỡng, nhưng nó cũng có thể dễ dàng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa. Những người có đường ruột nhạy cảm khi ăn có thể bị tiêu chảy.
- Ăn quá nhiều có thể khiến bạn béo: Khoai mỡ dù nhiều chất xơ giúp no lâu nhưng chúng cũng chứa nhiều tinh bột. Ăn ít thì giúp bạn kiểm soát cơn đói, hỗ trợ giảm cân. Nhưng ăn quá nhiều lại rất dễ gây tăng cân. Người mắc bệnh tiểu đường và những người muốn giảm cân nên ăn điều độ.
Món ngon mỗi ngày: Cách làm bánh khoai môn kén nhân tôm thịt giòn rụm
Món khoai môn kén nhân tôm thịt là một món ăn vặt khá lôi cuốn, với độ giòn và nhân mặn làm tăng thêm hương vị càng thêm hấp dẫn.