Nhiều căn shophouse bị bỏ trống tại một dự án

Do phần lớn khách thuê khu vực khối đế TTTM và TTTM-chung cư cung cấp tiện ích cho người dân tại dự án, họ là nhóm đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh đóng cửa kéo dài nhiều căn shophouse bị bỏ trống tại một dự án . Hạn chế tiếp xúc trực tiếp đã làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của các đơn vị ngành hàng dịch vụ, bao gồm nhà hàng, gym, và spa.

Các đơn vị cho thuê bán lẻ nên cân nhắc điều chỉnh lại phương án giá thuê và thời hạn thanh toán tiền thuê trong thời gian Covid-19. Ví dụ, các hộ kinh doanh có thể được phép thanh toán hàng tháng, thay vì đóng gộp 3 tháng như trước. Để giảm áp lực tài chính cho các nhãn hàng trong giai đoạn phục hồi hoạt động kinh doanh, giá thuê có thể giảm 20-30% và sẽ được thanh toán bù vào các năm sau của hợp đồng. Ngoài ra, các nhà phát triển TTTM và dự án chung cư cũng nên cân nhắc các tiện ích khác về chỗ để xe hay biển hiệu quảng cáo.

Hoạt động truyền thông marketing cũng cần được các nhà phát triển chủ động xem xét và thực hiện để tăng nhận diện cũng như kéo nhiều nhãn hàng bán lẻ về thuê để đảm bảo tỷ lệ lấp đầy tốt và ổn định. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh khó khăn, rất nhiều hộ kinh doanh, tuy bày tỏ nguyện vọng và thiện chí, vẫn đang có thái độ dè dặt trong việc đi thuê cửa hàng trực tiếp. Vì vậy, bản thân các đơn vị cho thuê cần tạo ra những chương trình marketing nhấn mạnh về ưu đãi, tiện ích và chính sách hỗ trợ để thu hút không chỉ khách thuê mà cả người mua sắm đến với dự án trong khoảng thời gian hồi phục hiện nay.

Với lợi ích "kép" vừa có thể ở, vừa kinh doanh hoặc cho thuê mặt bằng, các căn shophouse thời gian qua được giới đầu tư ưa chuộng. Tuy nhiên dịch bệnh đã khiến tình hình kinh doanh mặt bằng nói chung và các căn shophouse bị ảnh hưởng nặng nề.  Nhiều căn shophouse đã rao cho thuê nhiều tháng liền nhưng đành bỏ trống, còn những căn đã có chủ thuê cũng chỉ cầm cự được một thời gian.

Nhiều căn shophouse có diện tích hàng trăm m² cũng ế ẩm dù giá cho thuê không còn "hét" trên 100 triệu đồng như trước, nhiều căn ở khu vực quận 2 cũ đã có giá khá "mềm", chỉ 25-35 triệu đồng. Trong khi đó, tại các sàn giao dịch bất động sản, giá cho thuê của các căn shophouse bên dưới các chung cư hiện có giá rẻ hơn rất nhiều so với thời điểm trước dịch.  Thậm chí có những căn chỉ rao giá chừng 12-30 triệu đồng mỗi tháng dù diện tích không dưới 50m². Trong đó có những căn diện tích trên 100m², ở mặt tiền những con đường lớn, song giá cho thuê cũng chỉ chừng 20 triệu đồng.

Để hỗ trợ người thuê, nhiều chủ mặt bằng cũng giảm giá mùa dịch trong vài tháng hoặc miễn phí 1-2 tháng tu sửa, trang trí nhưng vẫn không thể kéo người thuê lấp đầy khoảng trống shophouse.

Theo đại diện Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, giá mặt bằng cho thuê tại TP.HCM hiện khá cao, gián tiếp tác động đến giá thành sản phẩm cao khi sản phẩm phải cõng thêm giá mặt bằng. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp kinh doanh chưa đủ trả tiền thuê mặt bằng, dẫn đến nhiều người ngại bung tiền đi thuê mặt bằng thời điểm này. Theo vị này, khi có nhiều người cùng trả, thay đổi mặt bằng sẽ tác động đến thị trường, giúp cho giá mặt bằng giảm xuống, gần sát với mức giá thực tế và mức sống của người dân TP.HCM.

Cùng với sự phát triển của các dự án nhà ở, khu đô thị, loại hình shophouse, nhà phố liền kề từng trở thành phân khúc được các nhà đầu tư săn đón, nhất là thời điểm “nở rộ” trên thị trường BĐS hồi năm 2015 với giá bán và giá cho thuê cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, giữa đại dịch Covid-19, shophouse rơi vào tình cảnh ế ẩm, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã giảm từ 50 – 60% giá cho thuê nhưng vẫn không có khách hàng.

Tổng Hợp