Nhiều nước cân nhắc xả kho dự trữ, giá dầu hạ nhiệt

Giá dầu hôm nay 23/11 giảm mạnh do lo ngại thị trường dầu thô chuyển trạng thái từ hụt cung sang dư cung khi các nhà sản xuất đẩy mạnh các hoạt động khai thác, cộng với việc nhiều quốc gia xem xét việc xả kho dự trữ.

Tính đến đầu giờ sáng 23/11, theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2022 đứng ở mức 76,44 USD/thùng, giảm 0,31 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 22/11, giá dầu WTI giao tháng 1/2022 đã tăng tới 1,28 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2022 đứng ở mức 79,5 USD/thùng, giảm 0,2 USD/thùng nhưng đã tăng tới 1,43 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 22/11.

Giá dầu ngày 23/11 giảm mạnh chủ yếu do lo ngại thị trường dầu thô sẽ sớm chuyển trạng thái từ hụt cung sang dư cung khi các nhà sản xuất đẩy mạnh các hoạt động khai thác và đang có thêm các quốc gia xem xét việc xả kho dự trữ dầu thô.

Sau Trung Quốc, Nhật Bản là quốc gia mới nhất cho biết sẽ xem xét việc xả kho dự trữ dầu. Trong bài phát biểu cuối tuần trước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngỏ ý sẵn sàng hành động để ngăn chặn đà tăng của giá dầu theo lời đề nghị của Mỹ trong việc giải phóng kho dự trữ dầu thô.

Ở chiều hướng ngược lại, trong khi nguồn cung dầu từ OPEC và từ các kho dự trữ dầu thô vẫn đang được bổ sung thì ở chiều hướng ngược lại, nhu cầu tiêu thụ dầu lại đang có chiều hướng khá tiêu cực.

Hôm 22/11, ông Joseph McMonigle, Tổng thư ký của Diễn đàn Năng lượng Quốc tế có trụ sở tại Riyadh, cho biết ông dự đoán OPEC+ sẽ duy trì kế hoạch bổ sung dần dần nguồn cung vào thị trường, theo Doanh nghiệp Niêm yết.

Bất kỳ đợt giải phóng SPR nào sẽ chỉ ảnh hưởng đến giá trong hai hoặc ba tuần, ông Fereidun Fesharaki, chủ tịch công ty tư vấn Facts Global Energy, nhận định. 

Các nhà phân tích của Citi cho biết trong một ghi chú hôm 19/11 rằng tổng lượng dầu được giải phóng từ SPR của các nước có thể là 100 - 120 triệu thùng hoặc thậm chí cao hơn, trong đó 45 - 60 triệu thùng từ Mỹ, khoảng 30 triệu thùng từ Trung Quốc, 5 triệu thùng từ Ấn Độ, 10 triệu thùng từ Nhật Bản và 10 triệu thùng từ Hàn Quốc.

Nhu cầu tiêu thụ dầu cũng đang chịu tác động tiêu cực bởi nguồn cung khí tiếp tục được cải thiện nhờ các cam kết đến từ các nhà cung cấp khí.

Ngoài ra, đồng USD mạnh hơn và giá vàng giảm cũng là những tác nhân kéo giá dầu hôm nay đi xuống.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu hiện vẫn đang được hỗ trợ bởi kỳ vọng kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và hiện trạng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu có thể đã qua hoặc đạt đỉnh trong quý IV/2021, nhu cầu dầu thô sẽ phục hồi mạnh trong năm 2022.

BẢNG GIÁ XĂNG DẦU TRONG NƯỚC NGÀY 23/11 (ĐVT: Đồng/lít)
Sản phẩmThay đổiKhông cao hơn
Xăng RON95-III+658 đồng/lít24.996 đồng/lít
Xăng E5RON92+559 đồng/lít23.669 đồng/lít 
Dầu diesel 0.05S-18.716 đồng/lít
Dầu mazut 180CST 3.5S-389 đồng/kg16.821 đồng/kg
Dầu hỏa-17.637 đồng/lít

(Tổng hợp)

AN LY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương