Nhiều tổ chức đang cho người dân vay với lãi suất rất cao tín dụng đen núp bóng

Cuối năm thường là thời điểm nhu cầu vay vốn, chi tiêu của người dân tăng cao. Bên cạnh dịch vụ tín dụng từ các ngân hàng, “thế giới ngầm” tín dụng đen, các công ty tài chính, dịch vụ cầm đồ liên tục ra mắt sản phẩm cho vay kết hợp. Lướt một vòng quảng cáo trên mạng, chúng tôi đều thấy các hội nhóm cho vay tiền trên mạng xã hội nhộn nhịp cả nghìn lượt tương tác mỗi ngày.

Các nhóm “vay tiền nhanh”, “hỗ trợ vay vốn”, “vay tiền gấp” và rất nhiều cái tên tương tự, có số lượng cả trăm thành viên/nhóm giao dịch cả ngày lẫn đêm. Một người chỉ cần “thả” yêu cầu vay tiền vào các nhóm này, lập tức cả trăm bình luận “bắt mối” từ các tài khoản ảo tự xưng công ty tài chính, app (ứng dụng) cho vay, cho vay cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cảnh báo về hiện tượng một số cá nhân, doanh nghiệp lập website, tạo ứng dụng cho vay có tên gây hiểu nhầm doanh nghiệp đó là công ty tài chính được cấp phép hoạt động. NHNN cũng nhận được đề nghị phối hợp cung cấp thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra đối với các vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những công ty này. Trong văn bản mới nhất trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, hoạt động cho vay tiêu dùng của công ty tài chính khác biệt so với ngân hàng thương mại về đối tượng khách hàng, lãi suất, sản phẩm cho vay, kênh phân phối và quản trị rủi ro... Với các đặc thù hoạt động như vậy, lãi vay của công ty tài chính thường cao hơn.

Tình trạng các đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng sang sử dụng công nghệ cao khiến việc nghiên cứu, triển khai các giải pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh, xử lý đối với các diễn biến mới của tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen sẽ gặp nhiều trở ngại. Việc triển khai các giải pháp quản lý nhà nước trên không gian mạng còn hạn chế, nhất là trong việc định danh số tài khoản mạng xã hội, ngăn chặn các số thuê bao không chính chủ, kiểm soát các ứng dụng điện thoại (app), website có liên quan đến hoạt động cho vay nặng lãi,...

Lãi suất cho vay mà các tổ chức, cá nhân quảng cáo đều không quá 20%/năm, nhưng kỳ thực người vay phải chi rất nhiều khoản phí đi kèm (tư vấn, dịch vụ). Tài khoản Đ.L (Thanh Kê, Hà Tĩnh) làm thủ tục vay 1,1 triệu đồng trong 7 ngày, phải trả lãi 5.600 đồng, nhưng phí dịch vụ lên tới 894.400 đồng. Tuỳ tổ chức, mức phí này được áp cố định hoặc có thể đổi theo khoản vay lớn hoặc nhỏ, tổng cộng lãi, phí lên tới hàng trăm phần trăm/năm. Thậm chí, các hình thức cho vay còn liên tục biến tướng.

Vừa qua, dịch vụ hợp tác cho vay tiêu dùng của hệ thống điện máy và chuỗi cửa hàng cầm đồ cũng gây chú ý với lãi suất rất cao. Phí phạt tất toán sớm trước hạn của khoản vay là 5% số tiền gốc còn lại. Phí phạt quá hạn là 50.000 đồng mỗi ngày và tối đa không quá 150.000 đồng trên một kỳ quá hạn. “Rừng” phí áp lên mỗi khoản vay khiến nhiều người cho rằng, đây là tín dụng đen. Tuy nhiên, theo giải thích của nhiều chuỗi cẩm đồ, lãi suất họ cho vay tối đa chỉ 1,1%/tháng, còn lại là chi phí thẩm định điều kiện cho vay và phí quản lý tài sản, khoảng 53%/năm.

Với thủ tục nhanh gọn, thuận tiện, nhiều người đã lên mạng tìm kiếm các địa chỉ vay tiền online. Chỉ chưa đầy 2 phút giao dịch qua điện thoại, người cần vay đã cung cấp cho bên cho vay các thông tin cá nhân của mình. Rất nhanh gọn và đơn giản, người cần vay sẽ nhận được tiền ngay sau đó. Các đối tượng vay rất đa dạng, không chỉ có doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, tín dụng đen còn nhằm đến cả những tiểu thương.

Tổng Hợp