Vụ việc gần đây nhất xảy ra ở Ninh Bình, người mẹ trẻ 2 con đã tìm đến cái chết bằng cách gieo mình xuống dòng nước. Theo cơ quan chức năng, quá trình xác minh thời gian gần đây xảy ra mâu thuẫn với người thân trong gia đình chồng nên người này về sinh sống tại nhà bố mẹ đẻ. Ngoài ra, còn nhiều trường hợp tự kết liễu cuộc đời mình với các lý do khác nhau.
Theo chia sẻ của TS.BS Trịnh Thị Bích Huyền, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi tự tử. Các bệnh lý tâm thần như trầm cảm, rối loạn liên quan đến stress trong cuộc sống, bệnh tâm thần phân liệt, sử dụng chất kích thích... là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tự tử.
“Với học sinh, sinh viên đó là những căng thẳng áp lực học tập. Áp lực này có thể là do tự học sinh tạo ra hoặc do cha mẹ kỳ vọng và có cả do áp lực thành tích của nhà trường. Những sang chấn tâm lý kết hợp ở lứa tuổi trẻ ví dụ như mâu thuẫn trong cuộc sống gia đình, bố mẹ ly hôn chia tay, mâu thuẫn tình cảm, vấn đề bạo lực học đường, bạo lực trên không gian mạng...”, TS.BS Trịnh Thị Bích Huyền cho biết.
Dấu hiệu cho thấy một người có ý định tự sát đôi khi cũng có thể nhìn thấy qua một bức tranh vẽ tay. TS Huyền đưa ra bức tranh của một bệnh nhân như một ví dụ.
“Thoạt nhìn đã thấy nét mặt cô gái buồn bã, hai hàng nước mắt và tóc xõa rối tinh, hai tay chắp lên ngực. Bất cứ ai nhìn bức tranh này đều cảm nhận được bệnh nhân này đang có ý suy nghĩ điều tiêu cực”, TS Huyền phân tích bức tranh và sự liên hệ với cảm xúc của bệnh nhân.
Chuyên gia sức khỏe tâm thần cho biết thêm, trong cuộc sống hiện nay, khoảng cách giữa những thành viên trong gia đình cũng như những mối quan hệ xã hội không còn được gần gũi và thân thiết. Ngoài công việc thì mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng nhiều bởi các thiết bị điện thoại, máy tính, tivi... trong gia đình ít khi ngồi ăn cơm được đầy đủ và cũng không giao tiếp chia sẻ cùng nhau, mỗi người đều quan tâm đến điện thoại của mình… Đó là những manh mối có thể dẫn đến căn bệnh về sức khỏe tâm thần và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến hậu quả khó tránh khỏi.
Một số dấu hiệu bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến tự sát được chuyên gia tâm thần chỉ ra:
- Cô lập với bạn bè và gia đình.
- Gặp vấn đề ăn hoặc ngủ.
- Tâm trạng lâng lâng.
- Hành vi liều lĩnh.
- Giảm điểm số học tập.
- Tăng cường sử dụng rượu hoặc ma túy.
- Cho đi đồ đạc.
- Nói về cảm giác vô vọng hoặc bị mắc kẹt.
- Nói về việc trở thành gánh nặng cho người khác hoặc không thuộc về.
- Nói về việc tự sát hoặc muốn chết.
- Viết hoặc vẽ về tự tử hoặc diễn kịch trong vở kịch.
- Muốn chết.
- Cảm giác tội lỗi hoặc xấu hổ lớn.
- Trở thành gánh nặng cho người khác.
Cùng phụ nữ trầm cảm "học lại nụ cười"
Không ai nghĩ rằng, vẫn là những con người đó, chỉ một tháng trước đây, họ đang trải qua mỗi ngày mà quên cách cười vui vẻ là như thế nào.