Nhu cầu cao, giá gạo trong nước tiếp tục tăng

Giá gạo trong nước hôm nay 11/3 tiếp tục tăng, nhất là ở hai chủng loại NL IR 504 và TP IR 504, nhu cầu thu mua từ kho nhà đang mạnh.

Giá gạo xuất khẩu 5% tấm Việt Nam đang ở mức 365 - 375 USD/tấn, giảm từ mức 380 USD/tấn cách đây hơn một tuần.

Tại Ấn Độ, nhu cầu mua yếu và đồng Rupee giảm giá khiến giá gạo xuất khẩu của nước này cũng rơi khỏi mức cao nhất hơn 4 tháng đạt được vào đầu tháng. Gạo 5% tấm của Ấn Độ (loại đồ) giá hiện ở mức 369 - 373 USD/tấn, giảm so với mức 371 - 376 USD/tấn của tuần trước.

Giá gạo Thái Lan (5% tấm) nhích nhẹ lên mức 430 - 452 USD/tấn từ mức 430 - 445 USD/tấn của tuần trước. 

Nhu cầu cao, giá gạo trong nước tiếp tục tăng

Về tình hình trong nước, giá gạo các loại hôm nay tiếp tục tăng cao, nhu cầu thu mua từ kho nhà vẫn đang mạnh.

Giá gạo NL IR 504  Việt hôm nay giảm, dao động ở mức 7.250 - 7.300 đồng/kg, tăng từ 200 - 250 đồng/kg so với hôm qua 10/3.

Chủng loại TP IR 504 (5% tấm) hôm nay vẫn giữ giá cao, hiện đang ở mức từ 8.300 - 8.350 đồng/kg, tăng 100 - 150 đồng/kg so với hôm qua 10/3; giá tấm IR 504 hôm nay ổn định, giá đang dao động quanh mức 6.600 - 6.700 đồng/kg, giảm 100 đồng so với hôm 8/3. Giá cám vàng hôm nay đã giảm, dao động khoảng 4.700 đồng/kg, chênh lệch từ 100 đồng/kg so với hôm qua 10/3.

Giá gạo bán lẻ hôm nay 11/3 tại các chợ trên địa bàn TP.HCM tăng nhẹ, cụ thể: gạo Nàng Thơm Chợ Đào tăng 500 đồng lên 17.000 đồng/kg, gạo lứt đỏ (loại 1) tăng 500 đồng lên 25.500 đồng/kg, gạo 404 tăng 200 đồng lên 12.200 đồng/kg; nếp sáp giảm 300 đồng xuống còn 22.000 đồng/kg, nếp thơm giảm 1000 đồng còn 30.000 đồng/kg.

Gạo ST25 có giá bán ổn định, hiện đang giao động trong khoảng 23.000 đến 25.500 đồng/kg, giá bình quân giảm nhẹ.

Bảng  giá lúa gạo hôm nay 11/3/2020

STT

Sản phẩm

Giá (ngàn đồng/kg)

Thay đổi

 1

Nếp Sáp

22

-300 đồng

 2

Nếp Than

32.3

Giữ nguyên

 3

Nếp Bắc

27.3

Giữ nguyên

 4

Nếp Bắc Lứt

34

Giữ nguyên

 5

Nếp Lứt

24.5

Giữ nguyên

 6

Nếp Thơm

30

-1000 đồng

 7

Nếp Ngồng

22

Giữ nguyên

 8

Gạo Nở Mềm

12

Giữ nguyên

 9

Gạo Bụi Sữa

12.5

Giữ nguyên

10

Gạo Bụi Thơm Dẻo

12

Giữ nguyên

11

Gạo Dẻo Thơm 64

13

Giữ nguyên

12

Gạo Dẻo Thơm

15

Giữ nguyên

13

Gạo Hương Lài Sữa

16.2

Giữ nguyên

14

Gạo Hàm Châu

15

Giữ nguyên

15

Gạo Nàng Hương Chợ Đào

18

Giữ nguyên

16

Gạo Nàng Thơm Chợ Đào

17

+500 đồng

17

Gạo Thơm Mỹ

13.5

Giữ nguyên

18

Gạo Thơm Thái

14

Giữ nguyên

19

Gạo Thơm Nhật

16

Giữ nguyên

20

Gạo Lứt Trắng

24.2

Giữ nguyên

21

Gạo Lứt Đỏ (loại 1)

25.5

+500 đồng

22

Gạo Lứt Đỏ (loại 2)

44

Giữ nguyên

23

Gạo Đài Loan

25

Giữ nguyên

24

Gạo Nhật

28.5

Giữ nguyên

25

Gạo Tím

38

Giữ nguyên

26

Gạo Huyết Rồng

45

Giữ nguyên

27

Gạo Yến Phụng

35

Giữ nguyên

28

Gạo Long Lân

27.5

Giữ nguyên

29

Gạo Hoa Sữa

18

Giữ nguyên

30

Gạo Hoa Mai

20

Giữ nguyên

31

Tấm Thơm

16

Giữ nguyên

32

Tấm Xoan

17

Giữ nguyên

33

Gạo Thượng Hạng Yến Gạo

22.2

Giữ nguyên

34

Gạo Đặc Sản Yến Gạo

17

Giữ nguyên

35

Gạo Đài Loan Biển

16

Giữ nguyên

36

Gạo Thơm Lài

15

Giữ nguyên

37

Gạo Tài Nguyên Chợ Đào

16

Giữ nguyên

38

Lúa loại 1 (trấu)

   

Giữ nguyên

39

Lúa loại 2

8.5

Giữ nguyên

40

Gạo Sơ Ri

14

Giữ nguyên

41

Gạo 404

12.2

+200 đồng

42

Lài Miên

14

Giữ nguyên

43

Gạo ST25

24.5

Giữ nguyên

Giá gạo dự báo sẽ tiếp tục tăng tới giữa năm do người tiêu dùng toàn cầu đang tăng mạnh tích trữ, đồng thời Trung Quốc khó có thể tiếp tục nhịp độ xuất khẩu gạo như năm 2019 do an toàn thực phẩm trở nên sống còn giữa đại dịch COVID-19.

Nhu cầu gạo toàn cầu tăng vọt kể từ khi bùng phát dịch COVID-19, dẫn tới giá gạo tăng từ 30 - 50 USD/tấn trong thời gian đầu năm 2020. Trung Quốc - đất nước có tồn kho gạo khổng lồ lên tới 120 triệu tấn cũng phải giảm xuất khẩu sau khi đã đẩy mạnh xuất khẩu tới 3 triệu tấn gạo ở mức giá thấp hơn giá gạo Thái Lan 100 USD/tấn trong năm 2019. 

“Người mua từ một vài nước đang bắt đầu quan tâm tới gạo Thái, một số nhà nhập khẩu thậm chí sẵn sàng mua lượng không hạn chế để tăng cường tích trữ”, theo nhận định của ông Chookiat Ophaswongse, nhân vật kì cựu ngành gạo Thái Lan trên tờ Bangkok Post.

THUẬN TIỆN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương